Sửa đề: CI\(\perp AB\)
a) Sửa đề: Chứng minh IA=IB
Xét ΔCIA vuông tại I và ΔCIB vuông tại I có
CA=CB(ΔCAB cân tại C)
CI chung
Do đó: ΔCIA=ΔCIB(cạnh huyền-cạnh góc vuông)
nên IA=IB(hai cạnh tương ứng)
Ta có: IA=IB(cmt)
mà IA+IB=AB=12cm(I nằm giữa A và B)
nên \(IA=IB=\dfrac{AB}{2}=\dfrac{12}{2}=6\left(cm\right)\)
Áp dụng định lí Pytago vào ΔCAI vuông tại I, ta được:
\(CI^2+AI^2=CA^2\)
\(\Leftrightarrow CI^2=CA^2-AI^2=10^2-6^2=64\)
hay CI=8(cm)
Vậy: CI=8cm
b) Bổ sung đề: IH\(\perp AC\) tại H
Xét ΔIHA vuông tại H và ΔIKB vuông tại K có
IA=IB(cmt)
\(\widehat{A}=\widehat{B}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại C)
Do đó: ΔIHA=ΔIKB(cạnh huyền-góc nhọn)
nên IH=IK(hai cạnh tương ứng)
c)
Sửa đề: Chứng minh HK//AB
Ta có: ΔIHA=ΔIKB(cmt)
nên HA=KB(hai cạnh tương ứng)
Ta có: CH+HA=CA(H nằm giữa C và A)
CK+KB=CB(K nằm giữa C và B)
mà HA=KB(cmt)
và CA=CB(ΔCAB cân tại C)
nên CH=CK
hay C nằm trên đường trung trực của HK(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)
Ta có: IH=IK(cmt)
nên I nằm trên đường trung trực của HK(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)
Từ (1) và (2) suy ra CI là đường trung trực của HK
hay CI\(\perp\)HK
Ta có: CI\(\perp\)HK(cmt)
CI\(\perp\)AB(gt)
Do đó: HK//AB(Định lí 1 từ vuông góc tới song song)