1) Ta có: \(\widehat{ABD}=\widehat{CBD}=\dfrac{\widehat{ABC}}{2}\)(BD là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\))
\(\widehat{ACE}=\widehat{BCE}=\dfrac{\widehat{ACB}}{2}\)(CE là tia phân giác của \(\widehat{ACB}\))
mà \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)
nên \(\widehat{ABD}=\widehat{CBD}=\widehat{ACE}=\widehat{BCE}\)
Xét ΔABD và ΔACE có
\(\widehat{BAD}\) chung
AB=AC(ΔABC cân tại A)
\(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)(cmt)
Do đó: ΔABD=ΔACE(g-c-g)
Suy ra: BD=CE(hai cạnh tương ứng)
2) Ta có: EK⊥BC(gt)
DH⊥BC(gt)
Do đó: EK//DH(Định lí 1 từ vuông góc tới song song)
Ta có: ΔABD=ΔACE(cmt)
nên AD=AE(hai cạnh tương ứng)
Ta có: AE+EB=AB(E nằm giữa A và B)
AD+DC=AC(D nằm giữa A và C)
mà AB=AC(ΔABC cân tại A)
và AE=AD(cmt)
nên EB=DC
Xét ΔEKB vuông tại K và ΔDHC vuông tại H có
EB=DC(cmt)
\(\widehat{EBK}=\widehat{DCH}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)
Do đó: ΔEKB=ΔDHC(cạnh huyền-góc nhọn)
Suy ra: EK=DH(hai cạnh tương ứng)