a) Xét tứ giác ABDC có
H là trung điểm của đường chéo BC(AH là đường trung tuyến ứng với cạnh BC trong ΔABC)
H là trung điểm của đường chéo AD(A và D đối xứng nhau qua H)
Do đó: ABDC là hình bình hành(Dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
Hình bình hành ABDC có AB=AC(ΔABC cân tại A)
nên ABDC là hình thoi(Dấu hiệu nhận biết hình thoi)
b) Ta có: ΔABC cân tại A(gt)
mà AH là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy BC(gt)
nên AH là đường cao ứng với cạnh BC(Định lí tam giác cân)
\(\Leftrightarrow AH\perp BC\)
Ta có: AH\(\perp\)BC(cmt)
AH\(\perp\)AE(gt)
Do đó: BC//AE(Định lí 1 từ vuông góc tới song song)
hay HC//AE
Xét ΔAED có
H là trung điểm của AD(A và D đối xứng nhau qua H)
HC//AE(cmt)
Do đó: C là trung điểm của DE(Định lí 1 đường trung bình của tam giác)
Xét ΔAED có
H là trung điểm của AD(A và D đối xứng nhau qua H)
C là trung điểm của DE(cmt)
Do đó: HC là đường trung bình của ΔAED(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)
\(\Leftrightarrow HC=\dfrac{AE}{2}\)(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)
mà \(HC=\dfrac{BC}{2}\)(H là trung điểm của BC)
nên AE=BC
Xét tứ giác ABCE có
AE//BC(cmt)
AE=BC(cmt)
Do đó: ABCE là hình bình hành(Dấu hiệu nhận biết hình bình hành)