a) Ta có: M là trung điểm của BC(gt)
nên \(BM=CM=\dfrac{BC}{2}=\dfrac{6}{2}=3cm\)
Ta có: ΔABC cân tại A(gt)
mà AM là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy BC(M là trung điểm của BC)
nên AM là đường cao ứng với cạnh đáy BC(Định lí tam giác cân)
\(\Rightarrow AM\perp BC\)
Áp dụng định lí Pytago vào ΔABM vuông tại M, ta được:
\(AB^2=AM^2+BM^2\)
\(\Leftrightarrow AM^2=AB^2-BM^2=5^2-3^2=16\)
hay AM=4(cm)
Xét ΔABC có AM là đường cao ứng với cạnh BC(gt)
nên \(S_{ABC}=\dfrac{AM\cdot BC}{2}=\dfrac{4\cdot6}{2}=\dfrac{24}{2}=12cm^2\)
Vậy: Diện tích tam giác ABC là 12cm2
b) Xét tứ giác AMCN có
O là trung điểm của đường chéo AC(gt)
O là trung điểm của đường chéo MN(M và N đối xứng nhau qua O)
Do đó: AMCN là hình bình hành(Dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
Hình bình hành AMCN có \(\widehat{AMC}=90^0\)(\(AM\perp BC\))
nên AMCN là hình chữ nhật(Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)
c) Hình chữ nhật AMCN trở thành hình vuông khi AM=CM
mà \(CM=\dfrac{BC}{2}\)(M là trung điểm của BC)
nên \(AM=\dfrac{BC}{2}\)
Xét ΔABC có
AM là đường trung tuyến ứng với cạnh BC(M là trung điểm của BC)
\(AM=\dfrac{BC}{2}\)(cmt)
Do đó: ΔABC vuông tại A(Định lí 2 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)
hay \(\widehat{BAC}=90^0\)
Vậy: Khi ΔABC có thêm điều kiện \(\widehat{BAC}=90^0\) thì AMCN là hình vuông