a) Mạch điện này như sau: \(R_1 nt(R_2//R_3)ntR_4\)
Số chỉ Ampe kế là cường độ dòng điện qua R4.
Số chỉ Vôn kế là hiệu điện thế của điện trở R4.
\(R_{23}=6/2=3\Omega\)
Điện trở tương đương của mạch là: \(R=R_1+R_{23}+R_4=6+3+6=15\Omega\)
Cường độ dòng điện của mạch: \(I=U/R=18/15=1,2A\)
Suy ra \(I_4=I=1,2A\)
\(U_4=I_4.R_4=1,2.6=7,2(V)\)
Vậy Ampe kế chỉ 1,2A và vôn kế chỉ 7,2V.
b) Nếu đổi chỗ Vôn kế và Ampe kế thì ta bỏ R4 đi vì đoạn mạch R4 và Vôn kế có điện trở vô cùng lớn.
Mạch này trở thành: \(R_1nt(R_2//R_3)\)
Số chỉ Ampe kế chính là cường độ dòng điện của mạch chính.
Số chỉ Vôn kế bằng 0 vì 2 đầu Vôn kế lúc này đều nối với cực A của nguồn.
Ta có điện trở tương đương của mạch là: \(R=R_1+R_{23}=6+3=9\Omega\)
Cường độ dòng điện của mạch: \(I=U/R=18/9=2A\)
Số chỉ Ampe kế là 2A.
ở dưới có bạn nói câu b rồi, mình thấy đúng nên mình chỉ nói câu a, thôi. Ai thấy sai thì góp ý háy!!
quy tắc thì mình cứ thấy Vôn kế có điện trở rất lớn thì vứt cái đoạn mạch có chứa vô kế đi,. Mình có sđtđ R4nt(R2//R3)nt R1. Tính được điện trở tương đương của cả mạch, từ đó suy ra được cđdđ toàn mạch. Suy ra IA vì số chỉ của A chính là cđdđ toàn mạch. Mình có R1 và I1=> U1, có I23=I mạch với R23 suy ra được U23, do R2//R3 nên U2=U3. Mình có được U3 với U1 thì mình tính Uv=|U1-U3|