Bài 5: Các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn

Sách Giáo Khoa

Cho đường thẳng d, điểm A nằm trên đường d, điểm B nằm ngoài đường thẳng d. Hãy dựng đường tròn (O) đi qua điểm B và tiếp xúc với đường thẳng d tại A

Linh subi
25 tháng 4 2017 lúc 8:30

Phân tích:

Giả sử đã dựng được đường tròn thỏa mãn đề bài.

Tâm O thỏa mãn hai điều kện:

- O nằm trên đường trung trực của AB (vì đường tròn đi qua A và B).

- O nằm trên đường thẳng vuông góc với d tại A (vì đường tròn tiếp xúc với đường thẳng d tại A).

Vậy O là giao điểm của hai đường thẳng nói trên.

Cách dựng:

- Dựng đường trung trực m của AB.

- Từ A dựng một đường thẳng vuông góc với d cắt đường thẳng m tại O.

- Dựng đường tròn (O;OA). Đó là đường tròn phải dựng.

Chứng minh:

Vì O nằm trên đường trung trực của AB nên OA=OB, do đó đường tròn (O;OA) đi qua A và B.

Đường thẳng d⊥OAd⊥OA tại A nên đường thẳng d tiếp xúc với đường tròn (O) tại A.

Biện luận: Bài toán luôn có nghiệm hình.




Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Võ nguyễn anh triệu
Xem chi tiết
Nguyễn Tường
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Huy
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Minh Hoàng
Xem chi tiết
Lý Mạc Nhi
Xem chi tiết
Nhật hạ
Xem chi tiết