Chương III : Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác, các đường đồng quy của tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cù Minh Duy

Cho \(\Delta ABC\) cân ở A. Trên nửa mặt phẳng bờ BC có chứa đỉnh A vẽ tia \(Cx\perp BC\) cắt tia BA tại F.

a. Chứng minh: A là trung điểm của BF

b. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của BC và FC. Chứng minh: \(AM\perp AN\)

c. Chứng minh: \(MN=AC\)

Akai Haruma
13 tháng 8 2018 lúc 16:51

Hình vẽ:

Chương III : Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác, các đường đồng quy của tam giác

Akai Haruma
13 tháng 8 2018 lúc 16:44

Lời giải:

a)

Vì tam giác $ABC$ cân tại $A$ nên \(\widehat{ACB}=\widehat{ABC}=\widehat{FBC}\)

Xét tam giác $FBC$ có:

\(\widehat{FBC}+\widehat{BFC}+\widehat{FCB}=180^0\)

\(\Rightarrow \widehat{FBC}+\widehat{BFC}=180^0-\widehat{FCB}=180^0-90^0=90^0=\widehat{FCB}\)

\(\Rightarrow \widehat{BFC}=\widehat{FCB}-\widehat{FBC}=\widehat{FCB}-\widehat{ACB}\)

\(=\widehat{ACF}\)

Do đó , tam giác $AFC$ cân tại $A$ , suy ra \(AF=AC\)

Mà $AB=AC$ (do tam giác $ABC$ cân tại $A$)

\(\Rightarrow AF=AB\)

Vậy $A$ là trung điểm của $BF$ (đpcm)

b)

$A$ là trung điểm $FB$, $N$ là trung điểm $FC$ nên $AN$ là đường trung bình của tam giác $FBC$

\(\Rightarrow AN\parallel BC\)

Tương tự, $AM$ là đường trung bình của tam giác $BFC$

\(\Rightarrow AM\parallel FC\)

\(BC\perp FC\Rightarrow AM\perp AN\) (đpcm)

c)

Dễ thấy $MN$ là đường trung bình ứng với cạnh $BF$ của tam giác $BFC$

\(\Rightarrow MN=\frac{1}{2}BF=AB=AC\)

Ta có đpcm.


Các câu hỏi tương tự
Lưu Hoàng Băng Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Võ Đặng Quang Minh
Xem chi tiết
Dongie Candy
Xem chi tiết
Duyên
Xem chi tiết
Phuong Trinh Nguyen
Xem chi tiết
Đạt Bênh
Xem chi tiết
Trương Khánh Nhi
Xem chi tiết
thu dinh
Xem chi tiết