Cho bảng số liệu sau:
Năm | Trâu (nghìn con) | Chỉ số tăng trưởng(%) | Bò (nghìn con) | Chỉ số tăng trưởng(%) | Lợn (nghìn con) | Chỉ số tăng trưởng (%) |
Gia cầm (Triệu con) |
Chỉ số tăng trưởng(%) |
2000 | 2897,2 | 100,0 | 4127,9 | 100,0 | 20193,8 | 100,0 | 196,1 | 100,0 |
2005 | 2922,2 | 101,0 | 5540,7 | 134,2 | 27435,0 | 135,9 | 219,9 | 112,1 |
2010 | 2877,0 | 99,3 | 5808,3 | 140,7 | 27373,3 | 135,6 | 300,5 | 153,2 |
2014 | 2521,4 | 87,0 | 5234,3 | 126,8 | 26761,4 | 132,5 | 327,7 | 167,1 |
- Hãy vẽ biểu đồ đường thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc ,gia cầm nước ta giai đoạn 2000 - 2014.
- Nhận xét tình hình tăng trưởng đàn gia súc ,gia cầm nói trên trong giai đoạn 2000 - 2014. Giải thích nguyên nhân.
a) Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm của nước ta qua các năm
b) Nhận xét
Thời kì 1990 – 2002, số lượng đàn gia súc, gia cầm của nước ta đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau.
+ Đàn lợn có tốc độ tăng nhanh nhất (tăng hơn 2,2 lần), kế đó là đàn gia cầm (tăng hơn 2 lần).
+ Đàn bò tăng khá (tăng hơn 1,7 lần), đàn trâu không tăng.
Giải thích:
+ Đàn gia súc, gia cầm tăng do:
– Mức sống nhân dân được cải thiện nên nhu cầu về thực phẩm động vật tăng.
– Nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi được nâng cao.
– Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của Nhà nước.
+ Tốc độ tăng khác nhau do nhu cầu thị trường, điều kiện phát triển và hiệu quả của chăn nuôi.
* Đàn lợn và đàn gia cầm có tốc độ tăng nhanh hơn đàn trâu, bò do:
– Thịt lợn, trứng và thịt gia cầm là các loại thực phẩm truyền thống và phổ biến của dân cư nước ta.
– Nhờ những thành tựu của ngành sản xuất lương thực, nên nguồn thức ăn cho đàn lợn và đàn gia cầm được đảm bảo tốt hơn.
* Trâu không tăng: vì trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo, việc đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp đã ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn trâu.