Bài 3: Phương trình bậc hai một ẩn

Kim Duy

cho b và c là 2 số thỏa mãn hệ thức : \(\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}=\dfrac{1}{2}\)
CMR: Trong 2 phuong trình sau phải có ít nhất 1 phương trình có nghiệm:
\(x^{2}+bx+c=0\)\(x^{2}+cx+b=0\)

Akai Haruma
15 tháng 3 2018 lúc 23:54

Lời giải:

Phản chứng. Giả sử với điều kiện đã cho thì cả hai PT vô nghiệm. Tức là:

\(\left\{\begin{matrix} \Delta_1=b^2-4c<0\\ \Delta_2=c^2-4b< 0\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} b^2< 4c\\ c^2< 4b\end{matrix}\right.\) (1)

Vì \(b^2,c^2>0\) nên từ \((1);(2)\Rightarrow b,c>0\)

Không mất tính tổng quát giả sử \(b>c\Rightarrow \frac{1}{b}< \frac{1}{c}\)

\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} \frac{2}{b}< \frac{1}{b}+\frac{1}{c}=\frac{1}{2}\\ \frac{2}{c}> \frac{1}{b}+\frac{1}{c}=\frac{1}{2}\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} b>4\\ c<4\end{matrix}\right.(2)\)

Khi đó từ (1) và \((*)\) suy ra \(b^2< 4c< 4.4\Rightarrow b< 4\) (mâu thuẫn với \((*)\) )

Do đó điều giả sử sai. Tức là luôn tồn tại ít nhất một trong hai giá trị \(\Delta\) không âm, tức là ít nhất một trong hai phương trình có nghiệm (đpcm)

ngonhuminh
19 tháng 3 2018 lúc 11:16

từ hệ thức: \(\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}=\dfrac{1}{2}\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}b;c\ne0\\2\left(b+c\right)=bc\end{matrix}\right.\)

\(\left\{{}\begin{matrix}\Delta_1=b^2-4c\\\Delta_2=c^2-4b\end{matrix}\right.\)\(\begin{matrix}\left(1\right)\\\left(2\right)\end{matrix}\)

\(\Delta=\Delta_1+\Delta_2=b^2+c^2-4\left(b+c\right)=b^2+c^2-2bc=\left(b-c\right)^2\ge0\)(3)

Delta >0 => delta1 hoặc delta 2 >=0 => dpcm


Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
hoa thi
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhi Phúc
Xem chi tiết
Trần Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
LIÊN
Xem chi tiết
quoc duong
Xem chi tiết
Kim Duy
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết