Bài 1: Cho 7,45g muối halogen của kali vào dung dịch AgNO3 dư thu được 14,35g kết tủa. Xác định tên halogen.
Bài 2: Cho 0,6g một kim loại M thuộc nhóm IIA tác dụng với nước thì thu được 0,336 lit khí(đktc). Xác định kim loại M.
Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 5,85g một kim loại B hóa trị I vào nước thì thu được 1,68(l) khí (đktc). Xác định tên kim loại đó.
Bài 4: Cho 0,72g một kim loại M hóa trị II tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì thu được 672(ml) khí H2 (đktc). Xác định tên kim loại đó.
Bài 5...
Đọc tiếp
Bài 1: Cho 7,45g muối halogen của kali vào dung dịch AgNO3 dư thu được 14,35g kết tủa. Xác định tên halogen.
Bài 2: Cho 0,6g một kim loại M thuộc nhóm IIA tác dụng với nước thì thu được 0,336 lit khí(đktc). Xác định kim loại M.
Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 5,85g một kim loại B hóa trị I vào nước thì thu được 1,68(l) khí (đktc). Xác định tên kim loại đó.
Bài 4: Cho 0,72g một kim loại M hóa trị II tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì thu được 672(ml) khí H2 (đktc). Xác định tên kim loại đó.
Bài 5: Khi cho 8(g) oxit kim loại M nhóm II tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 20% thu được 19(g) muối clorua.
a. Xác định tên kim loại M.
b. Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng.
Bài 6: Kim loại A ở phân nhóm chính và có cấu hình e cuối cùng là ns2. Cho m gam A tác dụng với dung dịch HCl 2M vừa đủ thu được 42,75 gam muối và 10,08 lít (đkc).
a. Xác định A và tìm m?
b. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng.
Bài 7: Cho 23,4g kim loại kiềm tan hoàn toàn trong nước thu được 6,72 lít khí (đkc) và 400ml dung dịch X.
a. Tìm kim loại và CM của dung dịch X.
b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 0,1M cần để trung hòa 100ml dung dịch X.