Câu trần thuật đơn có từ là dc chia làm mấy kiểu, đó là các kiểu nào?
Vị ngữ thường do từ “là” kết hợp với danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành. Tổ hợp giữa từ “là’ với động từ hoặc cụm động từ hoặc tính từ với cụm tính từ… đều có thể làm vị ngữ trong câu.
Khi vị ngữ có ý biểu thị sự phủ định nó sẽ kết hợp với các cụm từ phủ định như “không phải”, “chưa phải”.
Một số kiểu câu như:
+ Câu định nghĩa.
+ Câu miêu tả.
+ Câu giới thiệu.
+ Câu đánh giá.
Lấy VD minh họa?
Câu trần thuật đơn có từ “là”
– Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, công thức hóa học của nước là H2O. (định nghĩa).
– Trường đua ngựa là nơi rộng, chiều dài hơn 15 km (miêu tả).
– Tôi là một sinh viên công nghệ. (giới thiệu)
– Thả diều là niềm vui của mọi đứa trẻ miền quê. (đánh giá)
1. Khái niệm
Câu trần thuật đơn theo các định nghĩa trong sgk nêu rõ đó là kiểu câu được tạo thành từ cụm chủ – vị. Kiểu câu này dùng để tả, giới thiệu hoặc kể về sự vật, sự việc nào đó hoặc bày tỏ ý kiến, quan điểm.
2. Phân loại
Câu trần thuật đơn có từ “là”
VD: mẹ tôi là cô giáo
Câu trần thuật đơn không có từ “là”
VD: Tôi không đi chơi
1. Vị ngữ trình bày cách hiểu về sự vật hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ.
Vd : Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ,thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo
2. Giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ.
Vd : Bà Đỡ Trần là người huyện Đông Triều
3. Miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, khái niệm nói ở chủ ngữ.
Vd: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo,sáng sủa.
4. Vị ngữ thể hiện sự đánh giá đối tượng, sự vật, hiện tượng
Vd: Dế Mèn trêu chị Cốc là dại