1) Những thành phần nào là thành phần chính của câu ? Cách xác định thành phần chính của câu? Phân tích cấu tạo của các thành phần chính trong câu ? Cho ví dụ minh họa?
2) Thế nào là câu trần thuật đơn , câu trần thuật đơn có từ là ? Nêu tác dụng của các kiểu câu đó ? Cho ví dụ minh họa
Phần bài tập vận dụng
1) viết đoạn văn từ 6-8 câu cảm thụ về các nhân vật : lượm , bác hồ , anh đội viên . Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu trần thuật đơn có từ là , một biện pháp tu từ ( phải nêu ra)
Câu 2
Câu trần thuật đơn theo các định nghĩa trong sgk nêu rõ đó là kiểu câu được tạo thành từ cụm chủ – vị. Kiểu câu này dùng để tả, giới thiệu hoặc kể về sự vật, sự việc nào đó hoặc bày tỏ ý kiến, quan điểm
Câu trần thuật đơn có từ “là”
Vị ngữ thường do từ “là” kết hợp với danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành. Tổ hợp giữa từ “là’ với động từ hoặc cụm động từ hoặc tính từ với cụm tính từ… đều có thể làm vị ngữ trong câu.
Khi vị ngữ có ý biểu thị sự phủ định nó sẽ kết hợp với các cụm từ phủ định như “không phải”, “chưa phải”.
Một số kiểu câu như:
+ Câu định nghĩa.
+ Câu miêu tả.
+ Câu giới thiệu.
+ Câu đánh giá.
Câu trần thuật đơn có từ “là”
– Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, công thức hóa học của nước là H2O. (định nghĩa).
– Trường đua ngựa là nơi rộng, chiều dài hơn 15 km (miêu tả).
– Tôi là một sinh viên công nghệ. (giới thiệu)
– Thả diều là niềm vui của mọi đứa trẻ miền quê. (đánh giá)
Câu trần thuật đơn không có từ “là”
– Tôi không đi học (câu phủ định kết hợp từ “không”)
Câu 3
LƯỢM
Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.
BÁC HỒ
Bác Hồ kính yêu, vị Cha già của dân tộc. Bằng tấm lòng yêu nước thương dân vô bờ, Bác đã hi sinh cả cuộc đời cho nhân dân, cho Tố quốc. Trước cảnh nước mất, nhà tan; nhân dân thống khổ dưới ách đô hộ của chế độ thực dân tàn bạo, Bác đã bôn ba nước ngoài để tìm ra con đường cứu nước, mang lại độc lập cho dân tộc. Hòa bình, độc lập chăng bao lâu, đất nước lại chìm trong bom đạn chiên tranh của các thế lực ngoại xâm và đế quốc Mĩ. Với tài trí xuất chúng, khả năng lãnh đạo phi thường, Bác đã dìu dắt toàn dân đến bến bờ độc lập bằng những thắng lợi ve vang và những ngoại giao khôn khéo. Đời đời nhớ ơn Bác Hồ, một vĩ nhân của dân tộc Việt Nam nói riêng và của cả thế giới nói chung.
Câu 1
Các thành phần câu
- Chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ.