Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

Nguyễn Thị Hằng

Câu nói của M. Go-fơ-ki: Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống gợi cho em những suy nghĩ gì

Lập dàn ý giúp mk nhé mọi người ơi

nguyen minh ngoc
5 tháng 5 2018 lúc 15:07

I. MỞ BÀI

- Sách là một người bạn thân thiết của con người, giúp ta tiếp thu tri thức của nhân loại.

- Câu nói cùa M.Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nỏ là nguồn kiến thức, chi cỏ kiến thức mới là con đường sống

II. THÂN BÀI

a. Giải thích: (Đặt câu hỏi: là gì?)

- Sách là gì? => Sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại.

- Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này

b. Đưa ra các biểu hiện: (Đặt câu hỏi: Tại sao? Vì sao?)

1. Tại sao sách là con đường sống?

- Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người.

- Tất cả mọi thứ từ xa xưa, con người đều ghi lại trên thẻ tre, hòn đá hay nền đất sét. Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách.

- Nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng.

2. Vậy sách có tác dụng gì đối với chúng ta?

- Sách giúp con người hiểu sâu hơn về khoa học tự nhiên thông qua các loại sách khoa học; hiểu sâu hơn về tâm lí, tình cảm qua những cuốn truyện dài, ngắn hoặc tiểu thuyết; hiểu sâu hơn về cơ thể con người qua các loại sách y học;... sách âm nhạc giúp ta biết thêm về cuộc đời nghệ thuật của những người nghệ sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới mà mình yêu thích.

- Sách còn cung cấp cho chúng ta nhiều điều mới lạ và thú vị hơn nữa qua nhiều loại sách khác nhau.

- Không những vậy, sách còn là một công cụ để gắn kết nhiều dân tộc trên thế giới, giúp dân tộc này hay công dân nước này hiểu thêm về dàn tộc kia hay công dân nước kia về mặt xã hội, kinh tế, du lịch,...

3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

- Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy, gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu qua khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng.

- Không những ham mê dọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi đê tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân.

III. KẾT BÀI

- Đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất để nâng cao kiến thức.

- Là món ăn tinh thần bổ dưỡng cho tâm hồn của chúng ta.



Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
5 tháng 5 2018 lúc 15:05

1. Mở bài

Sách đối với con người là nguồn mở ra tri thức, là người bạn hiền khi cho ta giây phút nghỉ ngơi thư giãn, sách là người thầy tốt cho ta hiểu biết. Sách trở thành người thân thiết với mỗi người đọc sách. Biết đam mê đọc sách là một đức tính tốt sẽ cho ta tăng vốn hiểu biết như lời của M. Gò rơki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”

2. Thân bài

Từ ngày xưa sách đã được mọi người coi như “ Vật báu” theo thời gian chất liệu để làm sách khác nhau: thời xưa thì sách được khắc trên đá trên tre nứa được lưu giữ một cách cẩn thận. Ngày nay chất liệu sách chính là giấy. Giấy tiện lợi hơn là đá và tre. Từ đố có thể thấy rằng sách vô cùng quan trọng và sách chính là một kho tàng kiến thức vô tận. Sách là một đại dương vô tân. Nếu chúng ta vì sách như một xa mạc mênh mông thì hiểu biết của chúng ta chỉ như hạt cát trên đó. Nếu sách là đại dương vô tận thì ta chỉ là hạt nước trong đó… Điều đó chứng minh rằng sách cũng cung cấp cho chúng ta vốn hiểu biết vô tận. Ta càng đọc nhiều sách thì ta càng biết thêm nhiều điều hay lẽ phải. Có khi ta phải khóc khi đọc một câu truyện cảm động đầy tình người bao la hay nghĩa tử cao đẹp của người mẹ. Sách cho ta những hiểu biết về khoa học công nghệ, hội nhập cùng xã hội. Cho ta biết những phát minh vĩ đại của thế giới, cho ta biết cuộc sống bao la rộng lớn vô cùng. Càng đọc sách ta lại cẩm thấy ta đang biết thêm, giỏi thêm và cảm thấy rằng ta là một người có ích. Có lúc buồn có lúc du dương khiến những người đọc sách khó có một trạng thái nhất định. Sách có thể cung cấp tri thức khác nhau: Như sách sử cho ta biết về lịch sử thế giới và của đất nước ta, sách toán cho ta biết những con số…

Mọi thứ vật chất, tầm thường có thể bị lãng quên theo thời gian nhưng sách thì mãi còn lưu tên tuổi của những nhà bác học, khoa học, tiến sĩ… không bao giờ là quá khứ. Sách có thể là tiền nhân của tri thức con người là hiện thân của các nhà khoa học. Vì thế sách vô cùng quan trọng cung cấp kiến thức. Nhưng việc chọn sách để dọc cũng vô cùng quan trọng. Chúng ta phải biết được ý nghĩa của cuốn sách đó mới lên đọc. Không nên đọc những cuốn sách đồi trụy, không lành mạnh. Sách có thể mang tính giải trí nhưng chúng ta không lên quá lạm dụng mà lên độc những sách khoa học những sách cung cấp tri thức về xã hội. Và chúng ta cũng phải luôn tôn trọng và bảo vệ sách. Nhưng người mà chỉ coi sách như những vật vô tri vô giác thì họ đã hoàn toàn sai. Sai một cách nghiêm trọng sách cũng có tâm hồn. Những em nhỏ miền núi luôn ao ước có một cuốn sách để đi học thì một số người lại dẫm đạp lên sách,lên cái tri thức đó. Nhưng người như vậy sẽ không thể bước vào đời và mãi chỉ là hơi nước bốc lên.

3. Kết bài

Từ những điều đó thì ta càng phải quý sách đam mệ đọc sách trở thành niềm vui sương đam mê vô tận. Hãy cố tận dụng những thời gian đó có thể là dành dõi để độc sách chúng ta không lên để thời gian rảnh dỗi để đọc sách chúng ta không lên để thời gian rảnh dỗi đó trôi qua một cách lãng phí hay lấp đầy những khoảng cách thời gian đó bằng đọc sách.



Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
5 tháng 5 2018 lúc 15:07

1. Mở bài

Câu nói của M.Gorki vận dụng lối diễn đạt rất logic: Hãy yêu sách - sách là tri thức - tri thức là con đường sống. Vậy nhà văn Nga lỗi lạc muốn nhắn nhủ với người đọc rằng: Hãy biết yêu sách vì đó là con đường sống của nhân loại.

2. Thân bài

Vậy sách là gì? Trước đây, khi chưa có giấy, người cổ đại thường viết lại những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân lên giấy papyrus (người Ai Cập), mai rùa, thân trúc (người Trung Quốc), đất sét, xương động vật (người Lưỡng Hà). Đó là cách đo đạc ruộng đất, cách xây dựng Kim tự tháp, các cuộc chiến tranh... Khi giấy viết ra đời, những hiểu biết ấy lại được sao chép và lưu truyền rộng rãi. Chúng được gọi là sách - là nơi lưu giữ những kho tàng tri thức nhân loại.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, sách trở thành nơi kết tụ những hiểu biết phong phú, đa dạng của con người về tự nhiên và xã hội. Những công thức toán học, những thí nghiệm vật lí, hóa học., giúp con người khám phá thế giới còn được lưu lại trong sách. Nhờ sách, ta biết đến ơclit, Pitago, Edison, Giêm Oát.. biết đến những vườn treo, những Kim tự tháp, những bóng đèn điện, đầu máy hơi nước... Cũng nhờ sách, ta biết đến những đất nước xa xôi, hiểu được các phong tục tập quán, các nền văn hóa, các mối quan hệ xã hội phong phú, đa dạng... Đó là dân tộc Nhật giàu ý chí nghị lực; dân tộc Trung Hoa thâm thúy, sâu sắc; con người Vương quốc Anh lại “phớt Ăng-lê” rất độc đáo... Đó còn là đạo Phật từ bi hỉ xả, là đạo Lão thần bí cao siêu, đạo Thiên Chúa bác ái nhân văn.. Có thể nói, sách là nguồn tri thức vô tận giúp con người hiểu biết tận tường về thế giới bao la.

Nhưng tại sao chỉ có tri thức - chỉ có sách mới là con đường sống?

Sống là quá trình con người tác động vào thế giới tự nhiên và xã hội để tạo ra giá trị vật chất và tinh thần phục vụ đời sống cho bản thân và xã hội. Vậy muốn chinh phục đối tượng ấy phải có hiểu biết về chúng và tri thức chính là phương tiện giúp đỡ con người trên hành trình gian khó ấy.

Thật vậy, muốn trồng được cây lúa cho hạt thóc hạt gạo, người nông dân phải có hiểu biết về giống lúa, về cách cấy cày, chăm bón, gặt hái. Muốn làm được chiếc máy, người công nhân phải biết cách chế tạo các chi tiết máy, cách lắp ráp các bộ phận... Muốn dựng được một tiết mục múa người nghệ sĩ phải hiểu biết về văn hóa, về các động tác múa, về âm nhạc,... Muốn quản lí một doanh nghiệp, người giám đốc phải hiểu về cách thức quản lí, có tri thức về vấn đề nhân sự, về công việc... Có thể nói, tri thức là cây cầu dẫn đến sự sống và những cuốn sách đã hiến thân mình để làm nên những nhịp cầu ấy.

Sách có vai trò quan trọng như vậy, vậy chúng ta cần có thái độ như thế nào với sách? M.Gorki đã nhắn nhủ: “Hãy yêu sách”. Đúng vậy, hãy biết nâng niu, gìn giữ những cuốn sách và đọc hiểu chúng. Cha ông ta từng nói: “Mười kho vàng không bằng một nang sách”. Chính bởi những điều quí giá mà con người thu lượm được khi đọc sách. Và điều quan trọng là chúng ta cần biết cách đọc sách cũng như chọn lựa sách để đọc. Đọc sách có phương pháp mới giúp ta đọc nhanh, đọc nhiều và nắm được thông tin cần thiêt. Đọc sách cũng cần chọn lọc để tránh đọc phải sách mang nội dung xấu.

3. Kết bài

Là những người còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa có nhiều hiểu biết cũng như kinh nghiệm cuộc sống, với người học sinh, việc đọc sách vô cùng quan trọng. Chúng ta đọc sách giáo khoa, đọc các sách tham khảo, đọc báo... Đó chính là chìa khóa giúp chúng ta mở cánh cửa vào cuộc sống


Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
anh hoang
Xem chi tiết
An Pham
Xem chi tiết
Lương Hạnh Giang
Xem chi tiết
An Pham
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hằng
Xem chi tiết
©®Suni™¶£€¥
Xem chi tiết
JX 1785
Xem chi tiết
Nguyễn Phúc
Xem chi tiết
Hải Dương
Xem chi tiết