Theo em, điều gì ở câu chuyện Cóc tía khiến Tường đặc biệt yêu thích? Việc Tường yêu thích câu chuyện này gợi cho em những suy nghĩ gì về nhân vật?
Câu chuyện được kể trong đoạn trích bao gồm những tuyến truyện nào?
A. Tuyến truyện về “tôi” và Tường trong cuộc sống gia đình (làm việc nhà, học hành, đọc sách)
B. Tuyến truyện về “tôi” và Tường kết hợp với tuyến truyện về chàng thư sinh, cóc tía, người bạn xấu
C. Tuyến truyện về “tôi” và Tường kết hợp và lồng ghép với tuyến truyện về chàng thư sinh, cóc tía, người bạn xấu, nàng công chúa
D. Tuyến truyện về “tôi” và Tường kết hợp và lồng ghép với tuyến truyện về chàng thư sinh, cóc tía, người bạn xấu
Em yêu thích nhân vật nào trong câu chuyện của đoạn trích này? Vì sao?
Xác định loại thành phần biệt lập (in đậm) trong câu sau: “Tâu bệ hạ, trước hết xin bệ hạ hãy cho bắt giam tên này lại”.
A. Thành phần cảm thán
B. Thành phần tình thái
C. Thành phần gọi - đáp
D. Thành phần chêm xen
Từ câu chuyện về nhân vật “tôi” và Tường, về chàng thư sinh và người bạn xấu trong đoạn trích, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về một phẩm chất tốt đẹp cần trau dồi hoặc một thói xấu đáng phê phán của con người.
Câu chuyện được kể trong đoạn trích có cốt truyện đơn tuyến hay đa tuyến? Vì sao?
Nêu những chi tiết cho thấy cách hiểu và đánh giá của nhân vật “tôi” về câu chuyện Cóc tía. Cách hiểu và đánh giá đó của nhân vật “tôi” gợi cho em suy nghĩ gì?
Chọn một trong hai nội dung sau đây để chuẩn bị và trình bày bài nói:
a. Ai cũng có thể có những thói xấu và sai lầm. Điều quan trọng là cần nhận thức được điều đó để sửa chữa
b. Phê phán người khác thì dễ, tự biết mình để thay đổi những thói xấu của bản thân mới khó.
Chuyện Cóc tía mà Tường đọc cho “tôi” nghe có tính chất của loại truyện nào?
A. Truyện truyền thuyết
B. Truyện cười
C. Truyện cổ tích
D. Truyện ngụ ngôn