Câu 1: Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ các tia Oy và Oz sao cho \(\widehat{xOy}=30^o,\widehat{xOz}=60^o\)
a) Trong ba tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao?
b) Tính góc yOz.
c) Tia Oy có phải là tia phân giác của góc \(\widehat{xOz}\) không? Vì sao?
Câu 2: Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia OA, vẽ các tia OB và OC sao cho \(\widehat{AOB}=100^O,\widehat{AOC}=50^O\)
a) Trong ba tia OA, OB, OC tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao?
b) Tia OC có phải là tia phân giác của \(\widehat{AOB}\) không? Vì sao?
c) Vẽ tia OD là tia đối của tia OB. Tính số đo của \(\widehat{COD}\).
Câu 1:
a. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox có xÔy < xÔz (300 < 600) nên Oy nằm giữa 2 tia Ox và Oz. (1)
b. Vì Oy nằm giữa 2 tia Ox và Oz.
Ta có: xÔy + yÔz = xÔz
300 + yÔz = 600
yÔz = 600 - 300
yÔz = 300
c. Vì xÔy = 300, yÔz = 300 => xÔy = yÔz (2)
Từ (1) và (2) => Oy là tia phân giác của xÔz.
Câu 2:
a. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia OA có AÔC < AÔC (500 < 1000) nên OC nằm giữa 2 tia OA và OB. (2)
b. Vì OC nằm giữa 2 tia OA và OB.
Ta có: AÔC + CÔB = AÔB
500 + CÔB = 1000
CÔB = 1000 - 500
CÔB = 500
Vì AÔC = 500, CÔB = 500 =< AÔC = CÔB (2)
Từ (1) và (2) => OC là tia phân giác của AÔB.
c. Vì tia OD là tia đối của tia OB nên DÔC và CÔB là 2 góc kề bù.
Ta có: DÔC + CÔB = 1800
DÔC + 500 = 1800
DÔC = 1800 - 500
DÔC = 1300