Bài 6: Ôn tập chương Vecơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian.

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn thị Phụng

Câu 1 :Cho hình lập phương ABCD.EFGH có cạnh bằng a . Tính \(\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{EG}\)

A. \(\frac{a^2\sqrt{2}}{2}\)

B. \(a^2\sqrt{3}\)

C. \(a^2\sqrt{2}\)

D. \(a^2\)

Câu 2: Cho tam giác ABC vuông cân tại B và AC = a . Trên đường thẳng qua A vuông góc với (ABC) lấy điểm S sao cho SA = \(\frac{a\sqrt{6}}{2}\) . Tính số đo giữa đường thẳng SB và (ABC)

A. 300

B. 450

C. 600

D. 900

Câu 3 : Cho hình chóp đều S.ABCD có tất cả các cạnh bằng a , điểm M thuộc cạnh SC sao cho SM = 2MC . Mặt phẳng (P) chứa AM và song song với BD . Tính diện tích thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bởi (P)

A. \(\frac{\sqrt{3}a^2}{5}\) C. \(\frac{2\sqrt{26}a^2}{15}\) D. \(\frac{2\sqrt{3}a^2}{5}\)

B. \(\frac{4\sqrt{26}a^2}{15}\)

Câu 4 : Cho hình lập phương ABCD.EFGH . Góc giữa cặp véc tơ \(\overrightarrow{AB}\)\(\overrightarrow{EH}\) bằng :

A. 00

B. 600

C. 900

D. 300

Câu 5 : Tứ diện đều ABCD số đo góc giữa hai véc tơ \(\overrightarrow{AB}\)\(\overrightarrow{AD}\)

A. 450

B. 300

C. 900

D. 600

Câu 6 : Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' . Tính góc giữa hai đường thẳng AB và A'C'

A. 600

B. 450

C. 900

D. 300

Câu 7 : Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' , góc giữa hai đường thẳng A'B và B'C là :

A. 450

B. 300

C. 600

D. 900

Câu 8 : Trong không gian cho đường thẳng \(\Delta\) và điểm O . Qua O có mấy mặt phẳng vuông góc với \(\Delta\) cho trước ?

A. 2

B. 3

C. Vô số

D. 1

Câu 9 : Cho tứ diện đều ABCD . Tích vô hướng \(\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{CD}\) bằng

A. \(\frac{a^2}{2}\)

B. 0

C. \(-\frac{a^2}{2}\)

D. \(a^2\)

Câu 10: Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' . Tính góc giữa hai đường thẳng AB và AD

A. 900

B. 600

C. 450

D. 300

Câu 11 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật có AB = 3a , AD = 2a , SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD) , SA = a . Gọi \(\varphi\) là góc giữa đường thẳng SC và mp (ABCD) . Khi đó tan \(\varphi\) bằng bao nhiêu ?

A. \(\frac{\sqrt{11}}{11}\)

B. \(\frac{\sqrt{13}}{13}\)

C. \(\frac{\sqrt{7}}{7}\)

D. \(\frac{\sqrt{5}}{5}\)

Câu 12 : Cho hình lập phương ABCD.EFGH . Hãy xác định góc giữa cặp véc tơ \(\overrightarrow{AB}\)\(\overrightarrow{EG}\)

A. 600

B. 450

C. 1200

D. 900

HELP ME !!!!! giải chi tiết từng câu giùm cho mình với ạ

Nguyễn Việt Lâm
6 tháng 6 2020 lúc 18:13

Câu 1:

\(\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{EG}=\overrightarrow{AB}\left(\overrightarrow{EF}+\overrightarrow{EH}\right)=\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{EF}+\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{EH}=AB^2=a^2\)

(Do \(\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{EF}\)\(AB\perp EH\))

Câu 2:

\(SA\perp\left(ABC\right)\Rightarrow\) AB là hình chiếu của SB lên (ABC)

\(\Rightarrow\widehat{SBA}\) là góc giữa SB và (ABC)

\(AB=\frac{AC}{\sqrt{2}}=\frac{a}{\sqrt{2}}\) \(\Rightarrow tan\widehat{SBA}=\frac{SA}{AB}=\sqrt{3}\Rightarrow\widehat{SBA}=60^0\)

Nguyễn Việt Lâm
6 tháng 6 2020 lúc 18:53

Câu 3:

Qua A kẻ đường thẳng song song BD cắt CB kéo dài tại E, cắt CD kéo dài tại P. Nối EM cắt SB tại F, nối PM cắt SD tại Q \(\Rightarrow EB=QD=a\)

\(\Rightarrow FQ//BD\)\(BD\perp\left(SAC\right)\Rightarrow FQ\perp\left(SAC\right)\Rightarrow FQ\perp AM\)

Ta có: \(\frac{SF}{BF}.\frac{BE}{EC}.\frac{CM}{MS}=1\Leftrightarrow\frac{SF}{BF}.\frac{1}{2}.\frac{1}{2}=1\Rightarrow\frac{SF}{BF}=4\)

\(\Rightarrow\frac{SF}{SB}=\frac{4}{5}\Rightarrow\frac{FQ}{BD}=\frac{SF}{SB}=\frac{4}{5}\) (Talet)

\(\Rightarrow FQ=\frac{4}{5}BD=\frac{4a\sqrt{2}}{5}\)

Gọi O là tâm đáy, kẻ \(MH\perp AC\Rightarrow MH\perp\left(ABCD\right)\)

\(\Rightarrow MH//SO\)

\(SO=\sqrt{SA^2-OA^2}=\frac{a\sqrt{2}}{2}\) \(\Rightarrow MH=\frac{1}{3}SO=\frac{a\sqrt{2}}{6}\)

\(HC=\frac{1}{3}OC=\frac{1}{6}AC\Rightarrow AH=\frac{5}{6}AC=\frac{5a\sqrt{2}}{6}\)

\(\Rightarrow AM=\sqrt{MH^2+AH^2}=\frac{a\sqrt{13}}{3}\)

Diện tích thiết diện: \(S=AM.FQ=\frac{4\sqrt{26}.a^2}{15}\)

Nguyễn Việt Lâm
6 tháng 6 2020 lúc 19:00

Câu 4:

\(EH\perp\left(ABFE\right)\Rightarrow EH\perp AB\)

\(\Rightarrow\) Góc giữa \(\overrightarrow{AB};\overrightarrow{EH}\) bằng 90 độ

Câu 5:

Các mặt bên của tứ diện đều là các tam giác đều \(\Rightarrow\)tam giác ABD đều \(\Rightarrow\left(\overrightarrow{AB};\overrightarrow{AD}\right)=60^0\)

Câu 6:

\(AB//A'B'\Rightarrow\left(AB;A'C'\right)=\left(A'B';A'C'\right)=\widehat{B'A'C'}=45^0\)

Câu 7:

\(B'C//A'D\Rightarrow\left(A'B;B'C\right)=\left(A'B;A'D\right)=\widehat{BA'D}\)

\(A'B=BD=A'D\) (đều là đường chéo các mặt bện)

\(\Rightarrow\Delta A'BD\) đều

\(\Rightarrow\widehat{BA'D}=60^0\)

Nguyễn Việt Lâm
6 tháng 6 2020 lúc 19:04

8.

Qua O có 1 và chỉ 1 mặt phẳng vuông góc \(\Delta\)

9.

Gọi O là tâm tam giác BCD

\(\Rightarrow AO\perp\left(BCD\right)\Rightarrow AO\perp CD\)

\(CD\perp BO\) (trung tuyến đồng thời là đường cao)

\(\Rightarrow CD\perp\left(ABO\right)\Rightarrow CD\perp AB\)

\(\Rightarrow\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{CD}=0\)

10.

\(AB\perp AD\Rightarrow\widehat{BAD}=90^0\)

Nguyễn Việt Lâm
6 tháng 6 2020 lúc 19:08

11.

\(SA\perp\left(ABCD\right)\Rightarrow\) AC là hình chiếu vuông góc của SC lên (ABCD)

\(\Rightarrow\widehat{SCA}\) là góc giữa SC và (ABCD)

\(\Rightarrow\widehat{SCA}=\varphi\)

\(AC=BD=\sqrt{AB^2+AD^2}=a\sqrt{13}\)

\(tan\varphi=\frac{SA}{AC}=\frac{\sqrt{13}}{13}\)

12.

Hai vecto \(\overrightarrow{AB}\)\(\overrightarrow{EF}\) song song cùng chiều

\(\Rightarrow\left(\overrightarrow{AB};\overrightarrow{EG}\right)=\left(\overrightarrow{EF};\overrightarrow{EG}\right)=\widehat{GEF}=45^0\)


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn thị Phụng
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Chi
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết