Ôn tập cuối học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thư Thư

Câu 1 : Cho 9,75 gam kim loại R phản ứng hết với dd HNO3 thu được muối có dạng R(NO3)2 và 2,24 lít khí NO ( là sản phẩm khử duy nhất - đktc ). Xác định kim loại R?

Câu 2 : Cho m gam Cu phản ứng hết với dd HNO3 thu được 8,96 lít ( đktc ) hỗn hợp khí nặng 15,2 gam gồm NO và NO2. Tính giá trị m.

Câu 3 : Cho 0,51 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al phản ứng hết với dd H2SO4 đặc nóng, thu được 2,24 lít khí SO2 ( sản phẩm khử duy nhất - đktc ). Tính % KL của Mg và Al trong X

Ngọc Hân
19 tháng 11 2018 lúc 22:17
https://i.imgur.com/hWiZ67k.jpg
Ngọc Hân
19 tháng 11 2018 lúc 22:28
https://i.imgur.com/vo4kmcL.jpg
Ngọc Hân
19 tháng 11 2018 lúc 22:32
https://i.imgur.com/sBwoh37.jpg
Phan Nguyễn Hoàng Vinh
20 tháng 11 2018 lúc 9:57

Câu 1:

PTHH: \(3R+8HNO_3\rightarrow3R\left(NO_3\right)_2+4H_2O+2NO\) (1)

Số mol: 0,15 (mol )-----------------------------------------> 0,1 (mol)

Theo đề: nNO = \(\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\)

Mặt khác, theo phương trình: nR = \(\dfrac{3}{2}\) nNO = \(\dfrac{3}{2}\) . 0,1 = 0,15 (mol)

Mà: mR = 9,75 (g) \(\Rightarrow M_R=\dfrac{9,75}{0,15}=65\left(đvC\right)\)

Vậy R là kẽm (Zn).

Phan Nguyễn Hoàng Vinh
20 tháng 11 2018 lúc 10:19

Câu 2:

Theo đề: nhỗn hợp khí = \(\dfrac{8,96}{22,4}=0,4\left(mol\right)\).

Gọi x, y lần lượt là số mol của NO và NO2.

PTHH: \(3Cu+8HNO_3\rightarrow3Cu\left(NO_3\right)_2+2NO+4H_2O\left(1\right)\)

Số mol: \(\dfrac{3}{2}x\) -----------------------------------------> x

\(Cu+4HNO_3\rightarrow Cu\left(NO_3\right)_2+2NO_2+2H_2O\left(2\right)\)

Số mol: \(\dfrac{1}{2}y\) -------------------------------------> y

Gọi x, y lần lượt là số mol của NO và NO2.

Theo đề: \(m_{NO}+m_{NO_2}=15,2\Leftrightarrow30x+46y=15,2\) (3)

Mặt khác: nhỗn hợp khí = \(n_{NO}+n_{NO_2}\Leftrightarrow x+y=0,4\left(4\right)\)

Từ (3) và (4) ta được hệ phương trình: \(\left\{{}\begin{matrix}30x+46y=15,2\\x+y=0,4\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=0,2\left(mol\right)\\y=0,2\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

Theo (1) và (2): \(\sum n_{Cu}=\dfrac{3}{2}x+\dfrac{1}{2}y=\dfrac{3}{2}.0,2+\dfrac{1}{2}.0,2=0,4\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow m=m_{Cu}=0,4.64=25,6\left(g\right)\)

Phan Nguyễn Hoàng Vinh
20 tháng 11 2018 lúc 10:40

Câu 3:

Đây là phản ứng oxi hóa - khử. Theo đề: \(n_{SO_2}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\)

Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và Al tham gia phản ứng.

Ta có: * Qúa trình oxi hóa:

+ \(Mg^0\rightarrow Mg^{2+}+2e\)

Số mol: x ------------------> 2x

+ \(Al^0\rightarrow Al^{3+}+3e\)

Số mol: y ----------------> 3y

* Qúa trình khử: \(S^{6+}+2e\rightarrow S^{4+}\)

Số mol: 0,2 <--- 0,1

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích, ta có: 2x + 3y = 0,2 (mol) (1)

Mặt khác: mX = mMg + mAl hay: 24x + 27y = 0,51 (g) (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: ........... giải ra số âm rồi bn ơi. Hình như nhầm ở đâu đó. Sorry!


Các câu hỏi tương tự
oooloo
Xem chi tiết
Hoàng Hải
Xem chi tiết
Yumi Thùy Trâm
Xem chi tiết
oooloo
Xem chi tiết
Trầnn Hùngg
Xem chi tiết
Kiều Duyên Hải
Xem chi tiết
Kiều Duyên Hải
Xem chi tiết
Ái Nhi
Xem chi tiết
tuấn nguyễn
Xem chi tiết