Violympic toán 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Niii

Câu 1 : a, CMR số x0=\(\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}-\sqrt{6-3\sqrt{2+\sqrt{3}}}\) là 1 nghiệm của pt x4-16x2+32=0

b, Cho x2016+y2016+z2016=x2017+y2017+z2017=1 Tính giá trị biểu thức P= x10+y10+z2017

Câu 2 : a, Cho m,n là 2 số tự nhiên nguyên tố cùng nhau . Hãy tìm ước chung lớn nhất của 2 số A= m+n và B= m2+n2

b,giải pt \(\sqrt{x+3-4\sqrt{x-1}}+\sqrt{x+8-6\sqrt{x-1}}=10x-x^2-24\)

Câu 3 : cho các số thực dương a,b,c thảo mãn abc=1 . Tìm gtnn của bth S=\(\frac{a}{a+2b}+\frac{b}{b+2c}+\frac{c}{c+2a}\)

Nguyễn Việt Lâm
12 tháng 10 2020 lúc 11:47

\(S=\frac{a}{a+2b}+\frac{b}{b+2c}+\frac{c}{c+2a}\)

\(S=\frac{a^2}{a^2+2ab}+\frac{b^2}{b^2+2bc}+\frac{c^2}{c^2+2ca}\)

\(S\ge\frac{\left(a+b+c\right)^2}{a^2+2ab+b^2+2bc+c^2+2ca}=\frac{\left(a+b+c\right)^2}{\left(a+b+c\right)^2}=1\)

\(S_{min}=1\) khi \(a=b=c=1\)

GTNN của S hoàn toàn không cần đến điều kiện \(abc=1\), nó luôn bằng 1 với mọi số thực dương a;b;c (nên điều kiện \(abc=1\) là thừa)

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Việt Lâm
12 tháng 10 2020 lúc 11:46

\(x^2=8-2\sqrt{2+\sqrt{3}}-2\sqrt{3\left(2+\sqrt{2+\sqrt{3}}\right)\left(2-\sqrt{2+\sqrt{3}}\right)}\)

\(x^2=8-2\sqrt{2+\sqrt{3}}-2\sqrt{3\left(2-\sqrt{3}\right)}\)

\(x^2=8-\sqrt{2}.\sqrt{4+2\sqrt{3}}-\sqrt{2}\sqrt{12-6\sqrt{3}}\)

\(x^2=8-\sqrt{2}.\left(\sqrt{3}+1\right)-\sqrt{2}.\left(3-\sqrt{3}\right)\)

\(x^2=8-4\sqrt{2}\)

\(x^2-8=-4\sqrt{2}\)

\(x^4-16x^2+64=32\)

\(x^4-16x^2+32=0\)

Nguyễn Việt Lâm
12 tháng 10 2020 lúc 11:46

Do \(x^{2016}+y^{2016}+z^{2016}=1\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}0\le x^{2016}\le1\\0\le y^{2016}\le1\\0\le z^{2016}\le1\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x^{2017}\le x^{2016}\\y^{2017}\le y^{2016}\\z^{2017}\le z^{2016}\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow x^{2017}+y^{2017}+z^{2017}\le x^{2016}+y^{2016}+z^{2016}\)

\(\Rightarrow x^{2017}+y^{2017}+z^{2017}\le1\)

Đẳng thức xảy ra khi vả chỉ khi \(\left(x;y;z\right)=\left(0;0;1\right)\) và hoán vị

\(\Rightarrow P=1\)

Gọi \(d=ƯC\left(m^2+n^2;m+n\right)\)

\(\Rightarrow\left(m+n\right)^2-\left(m^2+n^2\right)⋮d\Rightarrow2mn⋮d\)

TH1: \(2⋮d\Rightarrow d_{max}=2\) khi \(m;n\) cùng lẻ

TH2: \(m⋮d\) , mà \(m+n⋮d\Rightarrow n⋮d\)

\(\Rightarrow d=ƯC\left(m;n\right)\Rightarrow d=1\)

Th3: \(n⋮d\) tương tự như trên ta có \(d=1\)

Vậy ước chung lớn nhất A; B bằng 2 khi m; n cùng lẻ

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Việt Lâm
12 tháng 10 2020 lúc 11:47

ĐKXĐ: \(x\ge1\)

\(\Leftrightarrow\sqrt{x-1-4\sqrt{x-1}+4}+\sqrt{x-1-6\sqrt{x-1}+9}=1-\left(x-5\right)^2\)

\(\Leftrightarrow\sqrt{\left(\sqrt{x-1}-2\right)^2}+\sqrt{\left(3-\sqrt{x-1}\right)^2}=1-\left(x-5\right)^2\)

\(\Leftrightarrow\left|\sqrt{x-1}-2\right|+\left|3-\sqrt{x-1}\right|=1-\left(x-5\right)^2\)

Ta có:

\(VT=\left|\sqrt{x-1}-2\right|+\left|3-\sqrt{x-1}\right|\ge\left|\sqrt{x-1}-2+3-\sqrt{x-1}\right|=1\)

\(VP=1-\left(x-5\right)^2\le1\)

\(\Rightarrow VT\ge VP\)

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(x=5\)

Vậy pt có nghiệm duy nhất \(x=5\)


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Hằng
Xem chi tiết
Niii
Xem chi tiết
Niii
Xem chi tiết
Kiều Ngọc Tú Anh
Xem chi tiết
Angela jolie
Xem chi tiết
Trần Thị Hảo
Xem chi tiết
Văn Thắng Hồ
Xem chi tiết
Trần Thị Hảo
Xem chi tiết
𝓓𝓾𝔂 𝓐𝓷𝓱
Xem chi tiết