Khánh Chi đã dùng những biện pháp so sánh, nhân hóa để miêu tả biển, khiến biển trở nên thân thiện và gần gũi với đời sống con người. 2 câu thơ "Lúc vui biển hát" và "Lúc buồn biển lặng" nghĩa là tầm buổi chiều nắng đông người thì sóng biển rì rào như đang hát. Còn câu thơ thứ 2 nói lúc biển vắng thì yên tĩnh, êm ả. Buổi sáng, khi trời rạng đông, ánh nắng nhẹ nhàng chiếu xuống biển làm tác giả miêu tả biển mộng mơ, thơ ngây. Có hôm trời mưa bão, sóng biển nổi lên, đánh ngập cả tàu thuyền ra khơi. Lúc thì biển như người khổng lồ đnag tức giận, lúc thì biển như trẻ con, có cơn gió lướt nhẹ qua khiến Khánh Chi liên tưởng đến những em bé được cha mẹ, ông bà nũng nịu, cưng chiều mỗi khi khóc nhè, đùa vui.
Gợi ý:
Ý 1: Xác định được các phép so sánh nhân hoá: + So sánh: biển như người khổng lồ; biển như trẻ con. + Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền - Ý 2: Nêu được tác dụng: + Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau. + Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như trẻ con. =>>Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đoạn thơ đã gợi tả thật rõ, thật cụ thể màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian; tạo nên những bức tranh sống động về biển.