Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phác Chí Mẫn

Cảm nhận biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:

a, Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

b, Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà.

Trần My
1 tháng 8 2017 lúc 12:52

a)

“Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay."

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người ...

Dương Linh Chi
1 tháng 8 2017 lúc 12:56

a) Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ"Quê hương'của Đỗ Trung Quân. Ông đã khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh . Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt và So sánh Quê hương với đường đi học

+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta

Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…

b) Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ"Nghe thầy đọc thơ"của nhà thơ Trần Đăng Khoa, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nhân hóa "tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà".Cả không gian như tràn ngập những vần thơ thầy giảng, nó như đưa ta về với tuổi thơ đầy kỉ niệm: tiếng thơ như tràn sắc nắng vàng chiếu rọi vạn vật. Lời thơ của thầy ru hồn tâm hồn trẻ thơ bằng những hình ảnh quen thuộc,bình dị nhất.

Trần My
1 tháng 8 2017 lúc 12:58

b, “Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà."

Có lẽ xưa nay thơ ca viết về người thầy không nhiều, nhưng khi đến với trang viết của nhà thơ, độc giả không khỏi rời mắt trước những vần thơ chứa chan tình cảm của cậu học trò nhỏ đang say sưa nghe bài giảng của thầy.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh “Em nghe thầy đọc bao ngày”. Mỗi buổi học ấy, em lại được nghe tiếng thầy, giọng thầy ngân vang trong lớp học. Cả không gian như tràn ngập những vần thơ thầy giảng, nó như đưa ta về với tuổi thơ đầy kỉ niệm: tiếng thơ như tràn sắc nắng vàng chiếu rọi vạn vật...

Phác Chí Mẫn
1 tháng 8 2017 lúc 12:43

Nhanh nhé, mình cần gấp

Eren Jeager
1 tháng 8 2017 lúc 18:40

a, b) Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt và So sánh Quê hương với đường đi học

+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta

Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…


Các câu hỏi tương tự
lê đình đạt
Xem chi tiết
ngân
Xem chi tiết
Trần Ngọc Mai
Xem chi tiết
Nguyễn đức huy
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Usagi Tsukino
Xem chi tiết
Quỳnh Đinh
Xem chi tiết
Usagi Tsukino
Xem chi tiết
Ngây Ngô Ngân
Xem chi tiết