Cách đây khoảng 300 năm, một nhà bác học ở I-ta-li-a đã làm 1 thí nghiệm để kiểm tra xem nước nén được không. Ông đổ đầy nước vào một bình cầu làm bằng bạc rồi hàn thật kín, rồi lấy búa nện thật mạnh vào bình cầu. Nếu nước nén được thì bình cầu sẽ bị bẹp. Nhưng ông đã thu được kết quả bất ngờ. Sau khi búa nện thật mạnh , ông thấy nước thấm qua thành bình ra ngoài trong khi bình cầu thì vẫn nguyên vẹn. Hãy giải thích tại sao lại như vậy ??
=)) Mấy thánh vật lí giải giùm em bài này, chi tiết nha
Bởi vì giữa các phân tử của bình cầu đó có khoảng cách và các phân tử nước chuyển động ko ngừng về mọi phía nên đã theo các khoảng cách của các phân tử bình ra ngoài trong khi bình cầu vẫn nguyên vẹn.
Khi bị nén, các phân tử nước có thể chui qua các khoảng cách này ra ngoài vì giữa các phân tử bạc của thành bình có khoảng cách nên nước vẫn thấm qua bình trong khi bình vẫn nguyên vẹn
vì giữa các phân tử bạc có khoảng cách nhưng rất nhỏ nên kh đổ nươc vào thì nước k chảy ra nhưng khi dùng búa đập mạnh vào bình thi làm nước bị ép chảy qua các khoảng cách giữa các phân tử của quả cầu rồi chảy ra ngoài còn quả cầu vẫn nguyên vẹn.