BÀI : VIẾNG LĂNG BÁC
Bài 1: Hình ảnh cây tre xuất hiện ở những câu thơ nào trong bài? Nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó trong từng câu thơ? Bài 2: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em theo phép lập luận diễn dịch về khổ 2 (hoặc khổ 3) của bài thơ. Trong đó có sử dụng thành phần tình thái và thành phần cảm thán. II/ GỢI Ý TRẢ LỜI Bài 1: Hình ảnh cây tre xuất hiện ở khổ 1 và khổ 4 của bài thơ. Mỗi hình ảnh có ý nghĩa như sau: - Khổ 1: “Hàng tre Việt Nam” là biểu tượng cho sức sống của dân tộc, bền bỉ chống đỡ với mọi thử thách, dẫu bão táp mưa sa, “vẫn đứng thẳng hàng”. Đó là hàng tre xanh xanh, bát ngát như dân tộc Việt Nam vẫn vững vàng trước mọi biến cố trong quá khứ cũng như hiện tại. - Khổ 4: “Cây tre trung hiếu” nghĩa là hình tượng tre đã được chuyển hóa một cách sinh động, thể hiện tấm lòng của người dân miền Nam nói chung và của tác giả nói riêng muốn được ở bên cạnh để bảo vệ giấc ngủ cho Bác như đạo làm con đối với cha mẹ. Bài 2: - Hình thức: Đoạn văn cảm nhận (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) theo lối lập luận diễn dịch. - Nội dung: Khổ 2 (hoặc khổ 3). - Yêu cầu tích hợp: Sử dụng thành phần biệt lập tình thái và thành phần biệt lập cảm thán.