§3. Các phép toán tập hợp

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
đặng khánh huyền

Bài 8;Vẽ góc bẹt xOy .Trên cùng nửa mặt phẳng bờ chứa tia xy ,vẽ xOt =150o,xOm=30o

1,Tính số đo góc mOt

2,Vẽ tia Oz là tia đối của tia Om .Tia Oy có là tia phân giác của zOt không? Vì sao?

Nguyễn Lê Phước Thịnh
14 tháng 6 2020 lúc 8:06

1: Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, ta có: \(\widehat{xOm}< \widehat{xOt}\left(30^0< 150^0\right)\) nên tia Om nằm giữa hai tia Ox và Ot

\(\Leftrightarrow\widehat{xOm}+\widehat{tOm}=\widehat{xOt}\)

\(\Leftrightarrow\widehat{mOt}=\widehat{xOt}-\widehat{xOm}=150^0-30^0\)

hay \(\widehat{mOt}=120^0\)

Vậy: \(\widehat{mOt}=120^0\)

2: Ta có: Om và Oz là hai tia đối nhau

nên \(\widehat{mOt}\)\(\widehat{zOt}\) là hai góc kề bù

\(\widehat{mOt}+\widehat{zOt}=180^0\)

\(\Leftrightarrow\widehat{zOt}=180^0-120^0=60^0\)(1)

Ta có: \(\widehat{xOt}+\widehat{yOt}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\Leftrightarrow\widehat{yOt}=180^0-150^0=30^0\)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{yOt}=\frac{\widehat{zOt}}{2}\)(3)

Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ot, ta có: \(\widehat{tOy}< \widehat{tOz}\left(30^0< 60^0\right)\)

nên tia Oy nằm giữa hai tia Ot,Oz(4)

Từ (3) và (4) suy ra Oy là tia phân giác của \(\widehat{zOt}\)


Các câu hỏi tương tự
Hatsune Aiko
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Nguyên
Xem chi tiết
Linh
Xem chi tiết
LINH GIANG REFRIGERATION
Xem chi tiết
go buster
Xem chi tiết
Lê Hà Anh Nguyễn
Xem chi tiết
trần thị hải yến
Xem chi tiết
Hatsune Aiko
Xem chi tiết
Hatsune Aiko
Xem chi tiết