Ôn tập Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
dương thị cẩm tú

Bài 1:

Tam giác ABC vuông tại A, AH vuông góc BC . Biết BH =9cm, AH=12cm, AC=20cm. Tính AB vÀ HC

Bài 2:

Tam giác ABC có AB = 8cm, AC = 15cm, BC =17cm. CMR: Tam giác ABC vuông tại A

Bài 3:

Tam giác ABC cân tại A. M là trung điểm của BC. E thuộc AM.

a) CMR: Tam giác EBC cân tại E

b) Biết AM = 8cm, BC = 12cm. Tính AB

Giúp mk vs mình cần gáp lắm !!

Vũ Minh Tuấn
10 tháng 2 2020 lúc 11:44

Bài 1:

Ôn tập cuối năm phần hình học

+ Xét \(\Delta ABH\) vuông tại \(H\left(gt\right)\) có:

\(AB^2=AH^2+BH^2\) (định lí Py - ta - go).

=> \(AB^2=12^2+9^2\)

=> \(AB^2=144+81\)

=> \(AB^2=225\)

=> \(AB=15\left(cm\right)\) (vì \(AB>0\)).

+ Xét \(\Delta ACH\) vuông tại \(H\left(gt\right)\) có:

\(AC^2=AH^2+HC^2\) (định lí Py - ta - go).

=> \(20^2=12^2+HC^2\)

=> \(HC^2=20^2-12^2\)

=> \(HC^2=400-144\)

=> \(HC^2=256\)

=> \(HC=16\left(cm\right)\) (vì \(HC>0\)).

Vậy \(AB=15\left(cm\right);HC=16\left(cm\right).\)

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
10 tháng 2 2020 lúc 11:49

Bài 2:

Kết quả hình ảnh cho tam giác vuông

+ Xét \(\Delta ABC\) có:

\(AB^2+AC^2=8^2+15^2\)

\(\Rightarrow AB^2+AC^2=64+225\)

\(\Rightarrow AB^2+AC^2=289\) (1).

\(BC^2=17^2\)

\(\Rightarrow BC^2=289\) (2).

Từ (1) và (2) \(\Rightarrow AB^2+AC^2=BC^2\left(=289\right).\)

\(\Rightarrow\Delta ABC\) vuông tại \(A\) (định lí Py - ta - go đảo) (đpcm).

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Lộc
10 tháng 2 2020 lúc 12:02

Bài 3 :

A B C M E

a, - Xét \(\Delta ABC\) cân tại A có :

AM là trung tuyến của BC

=> AM là đường trung trực của \(\Delta ABC\) .

=> AM là phân giác của \(\widehat{BAC}\) .

=> \(\widehat{BAM}=\widehat{CAM}=\frac{1}{2}\widehat{BAC}\)

- Xét \(\Delta AEB\)\(\Delta AEC\) có :

\(\left\{{}\begin{matrix}AE=AE\\\widehat{BAM}=\widehat{CAM}\left(cmt\right)\\AB=AC\left(gt\right)\end{matrix}\right.\)

=> \(\Delta AEB\) = \(\Delta AEC\) ( c - g - c )

=> BE = CE ( cạnh tương ứng )

- Xét \(\Delta BEC\) có : BE = CE ( cmt )

=> \(\Delta BEC\) cân tại E ( đpcm )

b, Ta có : M là trung điểm của BC ( gt )

=> \(MB=MC=\frac{1}{2}BC=\frac{1}{2}12=6\left(cm\right)\)

Mà AM là đường trung trực của \(\Delta ABC\) .

=> \(AM\perp BC\)

=> \(\Delta AMB\perp M\)

- Áp dụng định lý pi - ta - go vào \(\Delta AMB\perp M\) ta được :

\(AM^2+BM^2=AB^2\)

Thay số : \(6^2+8^2=AB^2\)

=> \(AB^2=100\)

=> \(AM=10\left(cm\right)\)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Eun Junn
Xem chi tiết
Hồng Minhh
Xem chi tiết
Lee Ann
Xem chi tiết
nhatha_1810
Xem chi tiết
xzcccccccccc
Xem chi tiết
Hàn Tử Tuyết
Xem chi tiết
Phạm Linh Nhi
Xem chi tiết
daophanminhtrung
Xem chi tiết
daophanminhtrung
Xem chi tiết