Tham khảo:
Câu 2:
Các bạn có lẽ không quên người thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh là biểu tượng của con người lao động trong xã hội mới. Một con người lao động hết mình, hi sinh lợi ích cá nhân vì lí tưởng, vì công việc. Một con người đã xác định được lí tưởng sống của mình là hi sinh cho đất nước. Vậy lí tưởng sống là gì? Tôi bỗng nhớ về lời có giảng: "Lí tưởng sống là lẽ sống, là cái đích của cuộc sống mà con người hoặc cộng đồng khao khát muốn đạt được". Quả thực, mỗi con người đều cần xác định cho mình mục đích sống vì cái gì? Vì ai? Mỗi thời đại đều cần có lí tưởng sống khác nhau. Chẳng hạn, ở thời chiến, biểu tượng của thanh niên Xô-viết thời ấy là Pa-ven trong Thép đã tôi thế đấy. Anh cho rằng đã sống thì nên sống sao cho sau này không phải hối hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí. Vâng mỗi người trong chúng ta lí tưởng phải thực sự xác định từ hôm nay. Riêng tôi đã xây dựng cho mình một lí tưởng sống để phấn đấu, để mỗi lần tôi lại nhớ câu thơ của Tố Hữu:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim.
Lời dẫn trực tiếp: "Lí tưởng sống... đạt được"
Lời dẫn gián tiếp: Anh cho rằng... sống phí
1)Hai câu thơ vừa sử dụng phép so sánh, vừa sử dụng phép ẩn dụ, mặt trời của bắp ấy là mặt trời của vũ trụ đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, soi sáng khắp nhân gian. Còn ánh sáng, nguồn sống của cuộc đời mẹ là em bé nằm trên lưng đang ngủ ngon lành. Nhờ con ngủ yên trên lưng mà người mẹ mới có thể quên đi những mệt mỏi, mới có đủ nghị lực để chịu đựng với nắng cháy mưa nguồn, với bao vất vả và hiểm nguy. Con là động lực, là khao khát sống, là niềm tin hi vọng của mẹ vào tương lai tươi sáng. Câu thơ là niềm xúc động dạt dào về tình mẹ – tình cảm thiêng liêng nhất với mỗi người.
2)Hôm nay, cũng như mọi ngày tôi đi học trên đường đi tôi gặp một bà lão, bà nói: "Cháu ơi giúp bà qua đường với". Tôi nhìn đồng hồ đã 7 giờ kém 5 phút tôi suy nghĩ một lúc và nói "Vâng cháu sẽ đưa bà qua đường". Sau khi đưa bà lão sang đường bà cám ơn tôi, lúc đó tôi đã cảm nhận được việc tốt mà tôi đã làm. Thế là tôi chạy thẳng đến lớp khi đến cổng trường đã đóng, tôi xin bác bảo vệ cho vào cửa, lúc ấy bác bảo vệ không chịu cho tôi vào, tôi đã kể lại việc bà lão nói "nhờ cháu giúp bà qua đường" và tôi đã giúp. Bác mới hiểu và cho tôi vào.
Lời dẫn trực tiếp: "Cháu ơi... với"!