Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
blinkwannable

"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng."

Từ "mặt trời" nào được dùng theo nghĩa gốc?Từ "mặt trời" nào được dùng theo nghĩa chuyển?Có thể coi "mặt trời" là 1 từ nhiều nghĩa được không ? vì sao?

Phân tích giá trị nghệ thuật của từ mặt trời.

Tinh Lãm
25 tháng 12 2018 lúc 14:13

Từ "mặt trời" trong câu thơ 1 dùng theo nghĩa gốc

Từ "mặt trời" trong câu thơ 2 dùng theo nghĩa chuyển

Không thể coi từ "mặt trời" là từ nhiều nghĩa. Đây là trường hợp không phải nghĩa gốc phát triển thành nghĩa chuyển, không phải ẩn dụ từ vựng. Đây là hiện tượng chuyển nghĩa tạm thời, chỉ có giá trị trong ngữ cảnh này, nó là ẩn dụ tu từ. Tác giả gọi Bác Hồ là mặt trời, vì theo cảm nhận của tác giả giữa Bác và mặt trời có những nét tương đồng.

Hình ảnh "mặt trời" trong câu thơ thứ nhất là hình ảnh của mặt trời thiên nhiên, vũ trụ. Nó đem lại nguồn sống cho cỏ cây, vạn vật. Hình ảnh "mặt trời" trong câu thơ thứ hai là một hình ảnh ẩn dụ. Tác giả đã ngầm ví đứa con của mình là ánh sáng, là lẽ sống, là niềm tin, niềm hi vọng, là niềm hạnh phúc lớn lao, thiêng liêng của người mẹ như là ánh sáng của mặt trời đối với cây cối, vạn vật


Các câu hỏi tương tự
nguyễn gia huy
Xem chi tiết
duong anh
Xem chi tiết
Thương Thương
Xem chi tiết
Linhh Tâyy
Xem chi tiết
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
Lê Thanh Nhàn
Xem chi tiết
Linh Đào
Xem chi tiết
blinkwannable
Xem chi tiết
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết