Violympic Vật lý 7

Minuly

Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

a. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách....................................

b. Vật bị nhiễm điện ( vật mang điện tích) có ............................................................. các vật khác

c. Có...................... loại điện tích: điện tích.............................(+), điện tích .........................(-). Các vật mang điện tích cùng loại thì....................................., khác loại thì.................................................

d. Mọi vật xung quanh ta đều được cấu tạo từ các .......................................

e. Ở tâm nguyên tử có một ............................................. mang điện tích................., xung quanh hạt nhân có các..................... mang điện tích.......................chuyển động tạo thành lớp........................ của nguyên tử

f. ............................... có thể di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác

g. Một vật nếu nhận thêm electron thì sẽ nhiễm điện............................., mất bớt electron thì sẽ nhiễm điện......................

Bài 2: Hãy nêu 1 ví dụ về cách tạo ra một vật nhiễm điện do cọ xát. Làm thế nào để kiểm chứng được vật có nhiễm điện hay không?

Bài 3: Cọ xát mảnh nilong bằng miếng len. Cho rằng mảnh nilong bị nhiễm điện âm. Khi đó trong hai vật: vật nào nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron?

Bài 4: Các xe bồn dùng chở xăng, dầu thường có 1 sợi xích sắt nối từ bồn xuống đất. Dây xích bị kéo lê trên đường khi xe chạy. Làm như thế có tác dụng gì?

Câu 5: Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi ta chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra ?

Bài 6: Khi ta thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quát điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt đặc biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí ?

Bài 7: Trong các thí nghiệm ở hình dưới các quả cầu bấc được treo bằng sợi chỉ mềm. Hãy ghi dấu điện tích của các quả cầu trong mỗi trường hợp.

Bài 8: Trong các nhà máy dệt thường có những bộ phận chải các sợi vải. Ở điều kiện bình thường, các sợi vải này dễ bị chập dính vào nhau và bị rối. Giải thích tại sao? Có thể sử dụng biện pháp gì để khác phục hiện tượng bất lợi này?

Bài 9: Cọ xát một thanh thủy tinh vào lụa, rồi đưa lại gần một quả cầu nhỏ bằng kim loại treo trên giá. Quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh. Có thể khẳng định quả cầu đã bị nhiễm điện dương được hay không? Giải thích.

Thạch Ngọc Trúc Ly
15 tháng 2 2020 lúc 20:20

1)

a)cọ sát

b)hút

c)2/dương/âm/đẩy/hút

d)nguyên tử

e)hạt nhân/dương/electron/âm/vỏ

f)electron

g)âm/dương

2) -Lấy khăn lâu mặt TV những sợi vải của cái khăn bị dính lại trên mặt TV.

-Để kiểm chứng vật có nhiễm điện không thì xem hai vật có hút hay đẩy nhau không.

Khách vãng lai đã xóa
Văn Quyền Lê
19 tháng 2 2020 lúc 11:20

3)mảnh ni lông nhận thêm e-, miếng len mất bớt e-

4)do khi xe chạy, bồn chở xăng cọ xát với ko khí nên bị nhiễm điện dẫn đến gây cháy nên ng ta thả dây xích kéo lê trên đường để cọ xát và xuất điện ra ngoài cho an toàn.

5)vì khi ta chải đầu bằng lược nhựa,lược sẽ cọ xát vs tóc nên bị nhiễm điện làm cho tóc hút vào lược kéo thẳng ra (nhất là vào thời tiết hanh khô)

Khách vãng lai đã xóa
Trúc Giang
19 tháng 2 2020 lúc 11:57

Bài 2:

- Chiếc bút nhựa, hoặc cái thước kẻ bằng nhựa cọ xát lên tóc thì ta đã làm cho cái lược nhiễm điện do cọ xát.

- Để xem đúng là bút hoặc thước có nhiễm điện hay không ta để chúng gần mảnh hoặc thước có nhiễm điện hay không ta để chúng gần mảnh hoặc vụn giấy thì thấy chúng hút được vụn giấy.

Bài 3:

- Mảnh ni lông bị nhiễm điện âm và được nhận thêm electron.

- Miếng len bị nhiễm điện dương do mất bớt electron (electron dịch chuyển từ miếng len sang mảnh ni lông).

Bài 4:

Khi di chuyển, xăng cọ xát với bồn chứa, bồn chứa cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện & dễ xảy ra sự phóng điện giữa chúng. Do vậy, các xe chở xăng có dây xích nhỏ thả xuống lòng đường để điện tích dịch chuyển từ bồn chứa và xăng xuống lòng đường qua dây xích, tránh gây cháy nổ

Bài 5:

Bởi vì khi chúng ta chải đầu bằng lược nhựa thì lược nhựa với tóc ma sát với nhau nên electron dịch chuyển giữa 2 vật nên 2 vật nhiễm điện khác loại, vì thế nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.

Bài 6:

- Khi ta thổi bụi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi.

- Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó. Lực hút của cánh quạt lên bụi mạnh hơn nhiều lực đẩy của gió lên hạt bụi nên hạt bụi bám vào cánh quạt.

- Đặc biệt mép cánh quạt được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó, chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.

Bài 8:

- Vì khi chải, các sợi vải đã bị nhiễm điện dẫn đến bị quấn vào nhau. chúng ta cần phải tích điện cho dụng cụ chải vải. vì khi đó, các sợi vải sẽ bị nhiễm điện cùng dấu nên sẽ không bị quấn vào nhau

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
33- lê Thuận quốc 7/2
Xem chi tiết
Ngọc Vi
Xem chi tiết
haizzz!!
Xem chi tiết
hello hello
Xem chi tiết
nguyễn triệu minh
Xem chi tiết
Nguyen Giahan
Xem chi tiết
pham tien hung
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Chi
Xem chi tiết
hello hello
Xem chi tiết