Bài 1 :
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB<AC .Kẻ đường cao AH .Trong nửa mặt phẳng có chứa đỉnh A bờ là đường thẳng BC , vẽ hình vuông AHDE .
a,CM :\(D\in HC\)
b, Gọi F là giao điểm DE và AC .Đường thẳng qua F song song với AB cắt đường thẳng qua B song song với AC tại G . CMR ABGF là hình vuông .
c, CM ba đường AG,BF ,HE đồng quy
d, CM DEHG là hình vuông .
Bài 2 : Cho tam giác ABC .Trong nửa mặt phẳng có chứa đỉnh A bờ là đường thẳng BC vẽ hình vuông BCDE .Và trong nửa mặt phẳng có chứa đỉnh C ,bờ là đường thẳng AB ,vẽ hình vuông ABFG .CM: EA=FC ; EA \(\perp FC\)
Bài 1:
Hình vẽ :
:
a,Theo gt \(AC>AB->\widehat{B}>\widehat{C}\)
\(\Delta AHB\perp tại.H\)
\(=>\widehat{ABH}+\widehat{BAH}=90^0\)
\(\Delta ABC\perp tại.A=>\widehat{BAH}+\widehat{HAC}=90^0\)
\(\Delta AHC\perp tại.H=>\widehat{ACH}+\widehat{HAC}=90^0\)
\(\Rightarrow\widehat{BAH}=\widehat{CAH}\)
AHDE là hình vuông (gt) \(=>AE\)//\(BC=>\widehat{CAE}=\widehat{ACB}\left(so.le.trong\right)\)
\(\Rightarrow\widehat{CAE}=\widehat{BAH}\left(=\widehat{ACB}\right)\)
\(\Rightarrow\widehat{HAD}+\widehat{DAC}=\widehat{HAC}.hay.\widehat{HAD}< \widehat{HAC}\)
\(\Rightarrow\) D nằm trong đoạn HC .
b,
Tứ giác ABGF có :\(\)
BG//AF
FG//AB
\(=>ABGF\) là hình bình hành
Mà \(\widehat{BAF}=90^0\)
\(=>ABGF.là.HCN\)
Xét \(\Delta AHB;\Delta AEF.có:\)
\(\widehat{BAH}=\widehat{FAE}\left(cmt.\widehat{A_1}=\widehat{A_2}\right)\)
\(AH=AE\left(cạnh.của.hình.vuông.AHDE\right)\)
\(\widehat{AHB}=\widehat{AEF}=90^0\)
\(=>\Delta AHB=\Delta AEF\left(g.c.g\right)\)
\(=>AB=AF\)
\(=>HCN.ABGF\) là hình vuông
c,
Hình vuông ABGF có hai đường chéo giao nhau tại O
\(=>DO\) là trung tuyến thuộc cạnh huyền BF của tam giác BDF vuông tại D .
\(=>DO=\dfrac{BF}{2}\)
Mà \(OB=OF=OA=OG\)
=> O nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AD . E và H cũng nằm trên đường trung trực của đoạn ấy .
\(=>AG,BF,HE\) đồng quy .
d,
\(\)Ta có : HE là đường trung trực của AD hay \(HE\perp AD\left(cmt\right)\left(a\right)\)
Lại có \(OD=OB=OA=OF=\dfrac{AG}{2}\left(cmt\right)\)
\(=>\Delta AGD\) có đường trung tuyến DO thuộc cạnh AG bằng nửa AC
\(=>\Delta ADG\perp tại.D\left(hay.GD\perp AD\right)\left(b\right)\)
Từ (a) và (b) ta có : HE//GD (cùng vuông góc với AD )
=> DEHG là hình thang (Đề sai câu này,nhìn hình thấy ngay )