Bài 1: Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 5 thì y = 3
a) Hãy biểu diễn y theo x.
b) Tìm hệ số tỉ lệ của x đối với y.
c) Tính y khi x = - 5; x = 10.
Bài 2 : Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Điền các số thích hợp vào các ô trống trong bảng sau :
x | -2 | -1 | 1 | 3 | 4 |
y | -2 |
Bài 3: Số học sinh của ba lớp 7A, 7B, 7C tỉ lệ với 4 ; 5 ; 6. Tính số học sinh của mỗi lớp, biết rằng số học sinh của lớp 7C nhiều hơn số học sinh của lớp 7A là 16 học sinh.
Bài 4 : Với số tiền để mua 135 mét vải loại I có thể mua được bao nhiêu mét vải loại II biết rằng giá tiền vải loại II chỉ bằng 90% giá tiền vải loại I.
Bài 5 : Biết 17 lít dầu hỏa nặng 13,6kg. Hỏi 12kg dầu hỏa có chứa được hết vào chiếc can 16 lít không ?
Giúp mình nha!
Bài 1:
a) Vì x và y tir lệ thuận với nhau nên ta có công thức:
y = kx hay 5 = k3 => k = \(\frac{5}{3}\)
Biểu diễn y theo x: y = \(\frac{5}{3}x\)
b) Ta có:
y = \(\frac{5}{3}x\) => x = \(y:\frac{5}{3}\) = \(y.\frac{3}{5}\)
=> \(x=\frac{3}{5}y\)
=> hệ số tỉ lệ của x đối với y là \(\frac{3}{5}\)
c) Khi x = 5 => y = \(\frac{5}{3}.5\) = \(\frac{25}{3}\)
Khi x = 10 => y = \(\frac{5}{3}.10\) = \(\frac{50}{3}\)
Bài 2: Vì y và x là 2 đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có:
y = kx hay \(-2=k.\left(-1\right)\) => \(k=\frac{-2}{-1}=2\)
Điền bảng:
x | -2 | -1 | 1 | 3 | 4 |
y= | -4 | -2 | 2 | 6 | 8 |
Bài 3: Gọi số hóc sinh của 3 lớp lần lượt là a, b, c (a,b,c ϵ N*)
Theo bài ta có: \(\frac{a}{4}=\frac{b}{5}=\frac{c}{6}\) và c - a = 16
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\frac{a}{4}=\frac{b}{5}=\frac{c}{6}=\frac{c-a}{6-4}=\frac{16}{2}=8\)
\(\Rightarrow\left[\begin{array}{nghiempt}a=8.4\\b=8.5\\c=8.6\end{array}\right.\) \(\Rightarrow\left[\begin{array}{nghiempt}a=32\\b=40\\c=48\end{array}\right.\)
Vậy số học sinh của 3 lớp lần lượt là: 32 ; 40 ; 48
Bài 4: Gọi giá tiền 1m vải loại 1 là x (đồng)
Gọi giá tiền 1m và loại 2 là y (đồng)
Gọi số m vải loại 2 mua được là a(m)
Theo bài ta có: y = 90% . x => \(\frac{y}{x}\) = \(\frac{90}{100}=\frac{9}{10}\)
Vì số m vải mua được và giá tiền tỉ lệ nghịch nên:
\(\frac{9}{10}=\frac{135}{a}\Rightarrow a=\frac{135.10}{9}=150\)(m)
Vậy................
Bài 5: Theo bài ta có:
17 lít dầu hỏa nặng 13,6kg
? lít dầu hỏa nặng 12kg
Vì số lít dầu tỉ lệ thuận với số kg nên ta có:
\(\frac{17}{?}=\frac{13,6}{12}\Rightarrow?=\frac{17.12}{13,6}=15\) (lít)
Vì 12kg dầu có 15 lít
=> 12kg dầu có chứa được hết vào can 16 lít