Ôn tập Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tan Đi Học Rồii

Bài 1: Cho ∆ABC cân tại A, gọi M gọi trung điểm của BC. Biết AB=17cm, BC=16cm.

a) CM: AM vuông góc với BC

b) Tính độ dài AM?

Bài 2: Cho ∆ABC vuông tại A, K là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia KA lấy D sao cho KD= KA

a) CM: CD//AB

b) Gọi H là trung điểm của AC. CM: ∆ABH =∆CDH

c) BH cắt AD tại M, DH cắt BC tại N. CM: ∆HMN cân

d) Đường thẳng vuông góc vs KH tại K cắt AB tại I. CM: KI là tia phân giác góc AKB

Nguyễn Lê Phước Thịnh
12 tháng 2 2020 lúc 18:44

Bài 1:

a) Xét \(\Delta\)AMB và \(\Delta\)AMC có

AB=AC(gt)

AM là cạnh chung

BM=MC(do M là trung điểm của BC)

Do đó: \(\Delta\)AMB=\(\Delta\)AMC(c-c-c)

\(\Rightarrow\widehat{AMB}=\widehat{AMC}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{AMB}+\widehat{AMC}=180^0\)(hai góc kề bù)

nên \(\widehat{AMB}=\widehat{AMC}=\frac{180^0}{2}=90^0\)

hay AM\(\perp\)BC(đpcm)

b) Ta có: M là trung điểm của BC(gt)

\(\Rightarrow MB=MC=\frac{BC}{2}=\frac{16}{2}=8cm\)

Áp dụng định lí pytago vào \(\Delta\)AMB vuông tại M, ta được

\(AB^2=AM^2+MB^2\)

hay \(AM^2=AB^2-MB^2=17^2-8^2=225\)

\(\Rightarrow AM=\sqrt{225}=15cm\)

Vậy: AM=15cm

Bài 2:

a) Xét \(\Delta\)BKA và \(\Delta\)CKD có

BK=KC(do K là trung điểm của BC)

\(\widehat{BKA}=\widehat{CKD}\)(hai góc đối đỉnh)

AK=KD(gt)

Do đó: \(\Delta\)BKA=\(\Delta\)CKD(c-g-c)

\(\Rightarrow\widehat{BAK}=\widehat{CDK}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{BAK}\)\(\widehat{CDK}\) là hai góc ở vị trí so le trong

nên BA//CD(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

b) Ta có: AB//CD(cmt)

AB\(\perp\)AC(do \(\Delta\)ABC vuông tại A)

Do đó: DC\(\perp\)AC(định lí 2 về quan hệ giữa vuông góc và song song)

Xét \(\Delta\)BAH vuông tại A và \(\Delta\)DCH vuông tại C có

BA=DC(\(\Delta\)BAK=\(\Delta\)DKC)

AH=HC(do H là trung điểm của AC)

Do đó: \(\Delta\)BAH=\(\Delta\)DCH(hai cạnh góc vuông)

c) Ta có: ​\(\Delta\)BAH=​​\(\Delta\)DCH(cmt)

\(\Rightarrow\widehat{BHA}=\widehat{DHC}\)(hai góc tương ứng)

Xét ΔBAC vuông tại A và ΔDCA vuông tại C có

BA=DC(do ΔBAK=ΔCKD)

AC là cạnh chung

Do đó: ΔBAC=ΔDCA(hai cạnh góc vuông)

\(\Rightarrow\widehat{BCA}=\widehat{DAC}\)(hai góc tương ứng)

Xét ΔMHA và ΔNCH có

\(\widehat{MAH}=\widehat{NCH}\)(do \(\widehat{DAC}=\widehat{BCA}\),M∈DA,H∈AC,N∈BC)

AH=HC(do H là trung điểm của AC)

\(\widehat{MHA}=\widehat{NHC}\)(do \(\widehat{BHA}=\widehat{DHC}\),M∈BH,N∈DH)

Do đó: ΔMHA=ΔNCH(g-c-g)

⇒HM=HN(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔHMN có HM=HN(cmt)

nên ΔHMN cân tại H(định nghĩa tam giác cân)

Khách vãng lai đã xóa
Tạ Khánh Linh
12 tháng 2 2020 lúc 18:28

Hỏi đáp ToánHỏi đáp Toán

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Tiến Nhuận Nguyễn Văn
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Tài
Xem chi tiết
xzcccccccccc
Xem chi tiết
Ánh Hoàng
Xem chi tiết
hung pham
Xem chi tiết
Nhan Nguyen
Xem chi tiết
Vũ Mình Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Trâm
Xem chi tiết
Hạ Quỳnh
Xem chi tiết