Các phương châm hội thoại

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngọc Châu Huỳnh Hồ

5. Khi hội thoại, người ta thường dùng các từ ngữ sau: a) như tôi được biết; tôi tin rằng; nếu tôi không lầm thì; tôi nghe nói; theo tôi nghĩ; hình như là,... b) như tôi đã trình bày; như chúng ta đã biết,... Hãy cho biết các từ ngữ trên có tác dụng gì trong diễn đạt? Hai nhóm từ ngữ trên thuộc những phương châm hội thoại nào? Gợi ý: Để đảm bảo phương châm về chất, người tham gia hội thoại phải lưu ý điều gì? Các từ ngữ trong nhóm (a) có tác dụng như thế nào trong việc đảm bảo phương châm này? Để đảm bảo phương châm về lượng, người tham gia hội thoại phải lưu ý điều gì? Các từ ngữ trong nhóm (b) có tác dụng ra sao trong việc bảo đảm phương châm này?

minh nguyet
10 tháng 9 2021 lúc 14:41

Em tham khảo:

Trong quá trình giao tiếp, người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:

a) Như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là... để đảm bảo phương châm về chất.

Vì người nói không nên nói những gì mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. Việc sử dụng những câu nói trên sẽ có căn cứ về những thông tin mà người nói sắp đưa ra.

Riêng cụm từ "hình như là" nói để có thể giảm bớt trách nhiệm về thông tin được nói tới trong câu vì thông tin ấy có thể chính xác hoặc không.

b) Như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết,...để đảm bảo phương châm về lượng. Người nói sử dụng những cụm từ như trên để bắt đầu bài diễn thuyết hoặc thuyết trinh để tránh lặp lại những thông tin đã nói ở phía trên hoặc những thông tin mà tất cả mọi người đều đã biết. Việc tuân thủ phương châm về lượng trong trường hợp này nhằm tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả của công việc.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Thảo
Xem chi tiết
Ngọc Châu Huỳnh Hồ
Xem chi tiết
Anh Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Uyên
Xem chi tiết
DDch
Xem chi tiết
huỳnh ngọc thảo vy
Xem chi tiết
Ngô Trần Anh Phúc
Xem chi tiết
huỳnh ngọc thảo vy
Xem chi tiết
ABCT35
Xem chi tiết