Violympic toán 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
hello hello

5. cho △ABC cân tại A. trên tia đối của tia BA lấy điểm D , trên tia đối của tia CA lấy điểm E sao cho BD= CE , vẽ DH và EK cùng vuông góc với đường thảng BC , chứng minh

a, HB= CK

b, góc AHB = Góc AKC
c, HK//DE

d, △AHE =△AKD

e, gọi I là giao điểm của DK và EH . chứng minh AI⊥DE

Hoàng Đình Bảo
11 tháng 5 2019 lúc 15:53

bạn tự vẽ hình nha:

\(\triangle \) ABC cân tại A nên : \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)

\(\widehat{ABC}=\widehat{DBH}\)(đối đỉnh)

\(\widehat{ACB}=\widehat{EKC} \)(đối đỉnh)

\(=> \widehat{DBH}=\widehat{EKC}\)

Xét \(\triangle BHD\)\(\triangle ECK\) ta có:

\(\widehat{DHB}=\widehat{EKC}=90^o\)

DB=EC

\(\widehat{DBH}=\widehat{ECK}\)

Do đó \(\triangle BHD= \triangle ECK\)(ch-gn)

Vậy HB=CK(hai cạnh tương ứng)

b) Vì \(\widehat{ABC}+\widehat{ABH}=180^o\)

\(\widehat{ACB}+\widehat{ACK}=180^o \)

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)

\(=>\widehat{ABH}=\widehat{ACK}\)

Xét \(\triangle ABH \)\(\triangle ACK\)ta có:

AB=AC

\(\widehat{ABH}=\widehat{ACK}\)

HB=CK

Do đó \(\triangle ABH \)=\(\triangle ACK\)(g-c-g)

Vậy \(\widehat{AHB}=\widehat{AKC}\)(hai góc tương ứng)

AH=AK(hai cạnh tương ứng)

c)Vì AB=AC

BD=DE

=> AD =AE

\(\triangle ADE \) có AD=AE nên \(\triangle ADE \) là tam giác cân

\(\Rightarrow\) \(\widehat{ADE}=\widehat{AED}=\)\(\dfrac{180^o - \hat{A}}{2}\)(1)

\(\triangle ABC \) cân

\(\Rightarrow\)\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}= \)\(\dfrac{180^o -\hat{A}}{2}\)(2)

Từ (1) và (2) ta có:

\(\widehat{ADE}=\widehat{ABC}\)

Mà hai góc này nằm ở vị trí trong cùng phía nên HK//DE

d) Xét \(\triangle AHE \)\(\triangle AKD\)có:

AH=AK(cmt)

AE=AD

\(\widehat{A} \) chung

Do đó \(\Delta AHE \)=\(\Delta AKD\)(c-g-c)

e)

Xét \(\Delta DKE \)\(\Delta HKE\) ta có:

EK chung

HK=DE

Do đó \(\Delta DKE \)=\(\Delta HKE\)(hai cạnh góc vuông)

Vậy \(\widehat{KDE}=\widehat{EHK}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{KDE} =\widehat{DKH}\) (hai góc nằm trong vị trí sole trong)

\(\Rightarrow\)\(​​​​\widehat{DKH}\)=\(\widehat{EHK}\)

\(\Delta IHB\) có ​ ​\(\widehat{DKH}=\widehat{EHK}\) nên \(\Delta IHB \) là tam giác cân

\(\Rightarrow\)IH=IK

\(\widehat{AHK}=\widehat{AKH}\)(\(\Delta AHK \) cân)

​​\(\widehat{DKH}=\widehat{EHK}\)

\(\Rightarrow\)\(\widehat{AHE}=\widehat{AKD}\)

Xét \(\Delta AHI và \Delta AKI\) ta có:

IH=IK

AH=AK

\(\widehat{AHE}=\widehat{AKD}\)

Do đó \(\Delta AHI=\Delta AKI\)(c-g-c)

Vậy \(\widehat{HAI}=\widehat{KAI}\)(hai góc tương ứng)

=>AI là đường phân giác của \(\Delta AHK\)

mà trong một tam giác cân đường phân giác đồng thời là đường cao

=>AI là đường cao của \(\Delta AHK\)

=>AI \(\perp \)HK

Mà HK //DE mà AI \(\perp \) HK

=>\(AI \perp DE\)


Các câu hỏi tương tự
Lê Hoàng Như Quỳnh
Xem chi tiết
:WFL:
Xem chi tiết
thảo my
Xem chi tiết
Soke Soắn
Xem chi tiết
Soke Soắn
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Đạt
Xem chi tiết
Chung Lệ Đề
Xem chi tiết
Mai
Xem chi tiết