Văn bản ngữ văn 7

Lê Công Thành

3 Em cảm nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm bà cháu trong bài thơ.

 
Trần Ngọc Định
28 tháng 11 2016 lúc 20:17

Từ tình yêu quê hương , yêu bà đã biến thành lòng yêu Tổ quốc . Đó là động lực thôi thúc cháu đứng lên gia nhập quân đội chiến đấu và bảo vệ tổ quốc . Trong 1 phần máu thịt tổ quốc có bà có đàn gà tuổi thơ , 1 miền kí ức êm dịu nhất của cuộc đời chiến sĩ . Tiếng gà trưa sự tần tảo của bà là những dư vị ngọt ngào nhất còn đọng lại trong tâm hồn mỗi người khi nhớ về bài thơ này .

Linh Phương
28 tháng 11 2016 lúc 20:29

“Bà” – Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm….

Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.

Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:

“Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt.”

Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:

Tay ba khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.

Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.

Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!

Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!”

Phương Thảo
29 tháng 11 2016 lúc 5:27

- Hình ảnh người bà:

· Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

· Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

· Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Thảo Phương
29 tháng 11 2016 lúc 12:24

Chỉ là một tiếng gà nhảy ổ giữa buổi trưa hè, một bếp lửa chờn vờn trong sương sớm… mà biết bao tình nghĩa. Phải chăng những điều bình dị, giản đơn nhất lại chính là chìa khóa của tâm hồn, của những tình cảm thiết tha, chân thành mà không một giá trị tầm thường nào có thể đổi được. Nếu như Tiếng gà trưa đánh thức trong Xuân Quỳnh những kỉ niệm về bà cùng tình bà cháu cao đẹp thì Bếp lửa lại làm sống dậy trong lòng Bằng Việt cả một quá khứ đầy ắp kỉ niệm, từ đó khẳng định tình cảm thương nhớ khôn nguôi của cháu với bà. Theo mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, ta cảm nhận được cái ánh sáng của bếp lửa, sự ấm áp kì diệu và thiêng liêng của tình bà cháu và đặc biệt ta được thấy chân dung đẹp đẽ, lung linh sắc màu cổ tích của người bà trong bài thơ.

Bếp lửa là lời tâm sự của người cháu ở nơi xa nhớ về bà của mình với những kỉ niệm về tình bà cháu, thể hiện sự kính yêu, ngưỡng vọng và suy ngẫm sâu sắc về bà. Mạch cảm xúc của bài thơ rất tự nhiên, đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kì niệm nâng lên thành suy ngẫm: hình ảnh bếp lửa gợi về những năm tháng tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh người bà với bao nỗi vất vả và tình yêu thương, trìu mến dành cho cháu; từ kỉ niệm, người cháu đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu cuộc đời bà lẽ sống giản dị mà cao quý của bà và mong muốn gửi niềm nhớ thương sâu sắc về với bà.

Bếp lửa với bao ấm áp đã trở thành hình ảnh khơi nguồn cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình – người cháu. Bếp lửa khơi gợi, nhen lên, lan tỏa và cháy mãi trong, dòng hồi tưởng về kí ức tuổi thơ, tỏa sáng chân dung của người bà:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Cụm từ “một bếp lửa” vang lên trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ. Giữa cái sương sớm buốt lạnh, bếp lửa hiện lên làm chủ không gian trở nên thật ấm áp. “Chờn vờn sương sớm” không chỉ gợi tả hình ảnh bếp lửa quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam những sớm mai mà còn gợi lên hình ảnh bếp lửa chập chờn trong kí ức tuổi thơ. Từ “ấp iu” đã gợi tả đôi tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng rộng mở của bà. Các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã kết nối và diễn tả chính xác dòng cảm xúc được gợi lên từ hình ảnh bếp lửa. Từ sự khơi nguồn này, cả một quá khứ đầy ắp kỉ niệm đã thức dậy trong tâm tưởng và suy ngẫm của người cháu.

Hình ảnh người bà qua dòng hồi tưởng, suy ngẫm của nhân vật trữ tình hiện lên với bao nỗi vất vả và phẩm chất đáng quý. Nhớ về bà, cháu nhớ về những kí ức tuổi thơ với bao kỉ niệm sống bên bà:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Khổ thơ ngắt nhịp ngắn và không ổn định; càng về cuối đoạn, nhịp thơ càng chùng xuống như nhấn mạnh sự khó khăn, cơ cực mà hai bà cháu đã từng trải qua. Hồi từ hiện tại, những kỉ niệm đã đưa cậu bé năm nào về với quá, khứ cùng với những cảm giác rất thật “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”. Cái cay sè nơi sống mũi của hai mươi năm về trước lại bất ngờ ập đến. Phải chăng quá khứ trong cháu vẫn còn rất sâu đậm, vẹn nguyên và chẳng thể phai nhòa nên nó đã hiện, lên thật sống động.

Có thể nói, tuổi thơ của cháu gắn liền với giai đoạn lịch sử đau thương mà oai hùng của dân tộc. Tuổi thơ ấy có cái gian khổ chung của thời kháng chiến chống Pháp. Trong hoàn cảnh “mẹ cùng cha bận công tác không về”, cháu đã sống trong tình yêu thương, sự đùm bọc, chở che, dạy dỗ của bà:

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học



Trong hoài niệm về tuổi thơ, hình ảnh bếp lửa gần gũi quen thuộc luôn gắn liền với hình ảnh người bà thân thương. Nhớ về bà là người cháu nhớ về bếp lửa, hình ảnh bà và bếp lửa luân gắn bó song hành. Nỗi nhớ da diết của người cháu với bà cũng chính là nỗi nhớ thương gia đình, quê hương, đất nước.

Từ sự hồi tưởng về những kỉ niệm tuổi thơ, về bà và bếp lửa, người cháu đã suy ngẫm về cuộc đời, lẽ sống của bà. Trong hoài niệm tuổi thơ, hình ảnh bếp lửa gần gũi, quen thuộc luôn gắn liền với người bà tần tảo, chịu thương, chịu khó:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm.

Từ hình ảnh bếp lửa bình dị, quen thuộc, cháu nhận ra những điều kì lạ và thiêng liêng. Ngọn lửa từ bàn tay bà với bao tình yêu thương đã nuôi lớn cháu, nhóm dậy những tâm tình tuổi nhỏ.

Không những vậy, bà còn là người phụ nữ giàu tình yêu thương, đức hi sinh. Bà là hình tượng sáng ngời của người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến. Bà lặng lẽ, âm thầm hi sinh cho Tổ quốc:

Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên.

Trong những năm tháng chiến tranh, cháu lớn lên, trưởng thành trong tình yêu thương, đức hi sinh cao cả, sự đùm bọc, che chở của người bà:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Hình ảnh bếp lửa đã được nhà thơ liên tưởng thành ngọn lửa của tình yêu thương với ý nghĩa thật sâu sắc. Nếu bếp lửa là biểu hiện cuộc sống âm thầm, lặng lẽ của hai bà cháu thì ngọn lửa rộng hơn, nó là sức sống tình yêu, là niềm tin của bà trong cuộc sống của hai bà cháu.

Cuộc đời bà “lận đận” mấy chục năm, bà lặng lẽ hi sinh cho cháu, cho mọi người:

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Điệp từ “nhóm” được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ đã khẳng định bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người giữ lửa, truyền lửa, thắp lên trong người cháu ngọn lửa của tình yêu thương, của nghị lực, niềm tin, giúp cháu vững bước trên đường đời. Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đầy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện cổ tích. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh:

Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.
Với người cháu, ngọn lửa ấy thật kì lạ, thiêng liêng:
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!

Trong cả bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà. Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm dâng trào của người cháu đối với bà. Hình ảnh bếp lửa thiêng liêng, kì lạ vì bếp lửa luôn hiện hữu, gắn bó, song hành cùng với hình ảnh người bà, gắn liền với những năm tháng tuổi thơ của cháu. Bà và bếp lửa đã nuôi lớn cháu, thắp sáng niềm tin và ước mơ, trở thành điểm tựa tinh thần của cháu. Câu thơ là lời thốt lên từ sâu thẳm tâm hồn người cháu, thể hiện lòng tự hào, biết ơn sâu sắc của cháu với bà cũng như với quê hương, đất nước.

Nhẹ nhàng, giản dị mà sâu sắc, thấm thía, Bếp lửa đã thể hiện một cách xúc động hình ảnh người bà và tình bà cháu. Bếp lửa – ngọn lửa của bà cùng tình yêu thương và những phẩm chất tốt đẹp của bà đã soi rọi, nâng bước cháu trên con đường đời đầy khó khăn thử thách. Hình ảnh người bà chính là hình ảnh của quê hương, đất nước. Bài thơ thể hiện thành công tình cảm kính yêu, trân trọng, biết ơn bà cũng là lòng biết ơn đối với quê hương, đất nước biểu hiện cao đẹp của truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Bếp lửa khơi gợi cho người đọc những suy ngẫm về tình cảm gia đình, về truyền thống nghĩa tình của dân tộc Việt Nam, để lại trong tâm hồn bạn đọc bao dư âm đẹp về tình bà cháu và chân dung người bà kính yêu.

Trịnh Thị Nhung
13 tháng 11 2017 lúc 20:49

Tình cảm bà cháu thật sâu đậm. Bà là người tần tảo, chịu thương, chịu khó chăm chút từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống dù còn nhiều khó khăn. Bà cố gắng dành dụm, chắt chiu để dành từng con gà, quả trứng để mua cho cháu bộ quần áo mới. Bà luôn chăm lo cho cháu dù cuộc sống có nhiều khó khăn. Còn người cháu thì luôn yêu thương và nhớ đến bà, biết ơn bà. Dù khi đi xa quê hương nhưng người cháu vẫn luôn nhớ đến bà, nhớ quê hương.

Có ngắn quá ko bạn ???lolanghum


Các câu hỏi tương tự
Tú Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huyền Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Thư
Xem chi tiết
Shino Asada
Xem chi tiết
Đào Thùy Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Trần Thị Cẩm ly
Xem chi tiết
Grainne Rose
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thúy Hiền
Xem chi tiết