Câu 1. Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?
A. Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai.
B. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt kí kết.
C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.
D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.
Câu 2. Sau 1884, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?
A. Toàn thể giai cấp nông trong cả nước.
B. Quan lại và nhân dân yêu nước ở Bắc kì.
C. Các quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước ở kinh thành Huế.
D. Quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân ở các địa phương.
Câu 3. Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu làm gì?
A. Khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
B. Khai thác thuộc địa lần thứ hai.
C. Xúc tiến việc thiết lập bộ máy chính quyền thực dân và chế độ bảo hộ trên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì .
D. Xúc tiến việc lập bộ máy cai trị trên toàn Việt Nam.
Câu 4. Đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn là
A. Phan Đình Phùng.
B. Hoàng Hoa Thám.
C. Tôn Thất Thuyết.
D. Nguyễn Thiện Thuật.
Câu 5: Hoạt động của các toán nghĩa quân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận trong 1884 đã khiến cho quân Pháp
A. ăn không ngon, ngủ không yên.
B. hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng.
C. càng củng cố quyết tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.
D. bổ sung thêm lực lượng quân sự và lập bộ máy cai trị.
Câu 6. Lực lượng lãnh đạo phong trào Cần Vương là
A. sĩ phu và văn thân.
B. sĩ phu yêu nước.
C. văn thân và sĩ phu yêu nước.
D. sĩ phu yêu nước tiến bộ.
Câu 7. Mục tiêu tấn công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế trong rạng ngày 5 – 7- 1885 là
A. tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
B. Hoàng thành và điện Kính Thiên.
C. đồn Mang cá và Hoàng thành.
D. tòa Khâm sứ và Đại nội.
Câu 8. Địa bàn hoạt động của phong trào Cần Vương trong giai đoạn 1888 - 1896 là?
A. Vùng núi và trung du Bắc Kì và Trung Kì.
B. Các tỉnh đồng bằng Bắc Kì và Trung Kì.
C. Các tỉnh Nam Kì.
D. Trong cả nước.
Câu 9. Chiếu Cần Vương ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Tình hình chính trị ở nước Pháp đang gặp nhiều bất ổn.
B. Cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế thất bại.
C. Phong trào chống Pháp của nhân dân ta trong cả nước đang phát triển.
D. Phái chủ chiến đã chuẩn bị xong mọi điều kiện cho kháng chiến lâu dài.
Câu 10. Trong giai đoạn 1885 đến 1888, phong trào Cần Vương đặt dưới sự chỉ huy của ai?
A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.
B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.
D. Hàm Nghi và Nguyễn Văn Tường.
Câu 11. Vì sao phái chủ chiến tại kinh thành Huế mạnh tay hành động sau 1884?
A. Liên lạc và nhận được sự ủng hộ của nhà Thanh.
B. Thực dân Pháp đang sa lầy trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
C. Dựa vào cuộc đấu tranh của nhân dân trong cả nước.
D. Đã loại bỏ phái chủ chiến trong triều đình.
Câu 12: Tại sao cuộc tấn công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế lại thất bại?
A. Do thiếu tính bất ngờ.
B. Do không liên lạc với các lực lượng khác.
C. Do thiếu sự chuẩn bị chu đáo.
D. Do hỏa lực của Pháp mạnh hơn.
Câu 13. Hãy sắp xếp các sự kiện sau đây cho phù hợp với diễn biến chính của phong trào Cần Vương? 1. Vua Hàm Nghi bị bắt và lưu đày ở An-giê-ri; 2. Chiếu Cần Vương được ban bố lần đầu tại sơn phòng Tân Sở; 3. Cuộc tấn công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế; 4. Tiếng súng kháng chiến đã im lặng trên núi Vụ Quang.
A. 2 – 1 – 3 – 4.
B. 3 – 2 – 1 – 4.
C. 2 – 3 – 4 – 1.
D. 3 – 4 – 1 – 2.
Câu 14. Điểm khác nhau giữa hai giai đoạn trong phong trào Cần Vương là gì?
A. Chỉ còn vài cuộc khởi nghĩa nhỏ.
B. Chủ động thương lượng với Pháp.
C. Sự lãnh đạo của triều đình.
D. Chỉ diễn ra ở các tỉnh Trung kì.
Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến thất bại của khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
A. Do thực dân Pháp còn mạnh.
B. Không có sự viện trợ từ bên ngoài.
C. Hạn chế về đường lối, phương pháp tổ chức và lãnh đạo.
D. Chưa lôi kéo được đông đảo nhân nhân trong cả nước.