Đề kiểm tra cuối kì I: đề 2

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phùng Thị Ngọc Lan

1.Than cháy tạo ra khí cacbon đioxit CO2 theo phương trình: C + O2 → CO2 Khối lượng C đã cháy là 2,4kg và khối lượng CO2 thu được là 8,8kg. Thể tích (ở đktc) khí O2 đã phản ứng là A: 2,24 m3 . B: 4,48 lít. C: 8,96 m3 . D: 4,48m3

2.Ti khoi cua khi X so voi H2 la 14. Khi X co the la A: SO2 . B: CO. C: CO2 . D: NO.

3.Một oxit có công thức Fe2 Ox , phân tử khối là 160 đvC. Hóa trị của Fe trong công thức là

4.Phản ứng hóa học có sơ đồ sau: C2 H6 O + O2 → CO2 + H2 O. Tổng hệ số tối giản sau khi cân bằng của các chất là A: 8 B: 10 C: 9 D: 7

5.Khối lượng của 0,5 mol phân tử H2 O là A: 12 gam. B: 9 gam. C: 18 gam. D: 36 gam

6.cho sơ đồ phản ứng sau: 2al + 3h2so4 → al2 (so4 )3 + 3h2 . nếu nhôm đã phản ứng là 5,4 gam, thì khối lượng al2 (so4 )3 thu được là bao nhiêu gam? a: 40 gam. b: 34,2 gam. c: 68,4 gam. d: 17,1 gam

7.Tỉ khối của khí X so với H2 là 14. Khí X có thể là A: SO2 . B: CO. C: CO2 . D: NO

8.Dãy chất nào sau đây, gồm các chất khí nhẹ hơn không khí là A: O2 , Cl2 , H2 S. B: N2 , O2 , Cl2 . C: CO, CH4 , NH3 D: Cl2 , CO, H2S.

9.Chất khí X được tạo bởi hai nguyên tố là C và H, trong đó nguyên tố C chiếm 85,714% về khối lượng, biết tỉ khối của X với khí oxi là 1,3125. Công thức phân tử của X là A: C3 H8 . B: C2 H2 . C: C3 H6 . D: C3 H4 .

Mn tra loi nhanh ho to voi. ngay mai thi roi

๖ۣۜDũ๖ۣۜN๖ۣۜG
26 tháng 2 2020 lúc 10:41

Câu 9: CTHH: CxHy

\(M_X=1,3125.32=42\)(g/mol)

Ta có: \(\%C=\frac{12x}{42}.100\%=85,714\%\) => x = 3 (mol)

%H \(=\frac{y}{42}.100\%=14,286\%\) => y = 6 (mol)

=> CTHH: C3H6 ( C)

Khách vãng lai đã xóa
๖ۣۜDũ๖ۣۜN๖ۣۜG
26 tháng 2 2020 lúc 10:42

8: C

Dùng tỉ khối

Khách vãng lai đã xóa
B.Thị Anh Thơ
26 tháng 2 2020 lúc 10:42

Chia nhỏ câu hỏi ra nhé !

Khách vãng lai đã xóa
๖ۣۜDũ๖ۣۜN๖ۣۜG
26 tháng 2 2020 lúc 10:43

7: B

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trần Thành Đạt
26 tháng 2 2020 lúc 11:14

1.Than cháy tạo ra khí cacbon đioxit CO2 theo phương trình: C + O2 → CO2 Khối lượng C đã cháy là 2,4kg và khối lượng CO2 thu được là 8,8kg. Thể tích (ở đktc) khí O2 đã phản ứng là

A: 2,24 m3 .

B: 4,48 lít.

C: 8,96 m3 .

D: 4,48m3

---

C+ O2 -to-> CO2

mC= 2,4(kg)= 2400(g) => nC = 2400/12= 200(mol)

mCO2=8,8(kg)=8800(g) => nCO2= 8800/44=200(mol)

Vì:200/1=200/1 => P.ứ hết, k có chất dư, tính theo chất nào cũng được

=> nO2= nC=200(mol)

=> V(O2,đktc)=200.22,4= 4480(l)= 4,48(m3)

=> Chọn D

2.Ti khoi cua khi X so voi H2 la 14. Khi X co the la

A: SO2 .

B: CO.

C: CO2 .

D: NO.

---

M(X)= 14.2=28(g/mol)

M(SO2)= M(S)+2.M(O)=32+2.16=64(g/mol)

M(CO)=M(C)+M(O)= 12+16=28(g/mol)

M(CO2)= M(C)+2.M(O)=12+2.16=44(g/mol)

M(NO)=M(N)+M(O)=14+16=30(g/mol)

Vì: M(X)= M(CO)=28(g/mol)

=> CHỌN B

3.Một oxit có công thức Fe2 Ox , phân tử khối là 160 đvC. Hóa trị của Fe trong công thức là

----

mFe= 2.56=112(g)

mO= 160-112=48(g)

=>x=nO=48/16=3

-> CTHH : Fe2O3 => Fe có hóa trị III

4.Phản ứng hóa học có sơ đồ sau: C2 H6 O + O2 → CO2 + H2 O. Tổng hệ số tối giản sau khi cân bằng của các chất là

A: 8

B: 10

C: 9

D: 7

---

PTHH: C6H12O6 + 6 O2 -> 6 CO2 + 6 H2O

=> Tổng hệ số tối giản: 1+6+6+6=19 => Không có đáp án đúng

5.Khối lượng của 0,5 mol phân tử H2 O là

A: 12 gam.

B: 9 gam.

C: 18 gam.

D: 36 gam

----

M(H2O)= 2.M(H)+ M(O)= 2.1+16= 18(g/mol)

=> mH2O= nH2O. M(H2O)= 0,5.18=9(g)

=> Chọn B

6.cho sơ đồ phản ứng sau: 2al + 3h2so4 → al2 (so4 )3 + 3h2 . nếu nhôm đã phản ứng là 5,4 gam, thì khối lượng al2 (so4 )3 thu được là bao nhiêu gam?

a: 40 gam.

b: 34,2 gam.

c: 68,4 gam.

d: 17,1 gam

----

nAl= 5,4/27=0,2(mol)

PTHH: 2 Al + 3 H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3 H2

0,2__________0,3_____0,1________0,3(mol)

=> mAl2(SO4)3= 0,1.342= 34.2(g)

=> CHỌN B

7.Tỉ khối của khí X so với H2 là 14. Khí X có thể là

A: SO2 .

B: CO.

C: CO2 .

D: NO

---

M(X)= 14.2=28(g/mol)

M(SO2)= M(S)+2.M(O)=32+2.16=64(g/mol)

M(CO)=M(C)+M(O)= 12+16=28(g/mol)

M(CO2)= M(C)+2.M(O)=12+2.16=44(g/mol)

M(NO)=M(N)+M(O)=14+16=30(g/mol)

Vì: M(X)= M(CO)=28(g/mol)

=> CHỌN B

8.Dãy chất nào sau đây, gồm các chất khí nhẹ hơn không khí là

A: O2 , Cl2 , H2 S.

B: N2 , O2 , Cl2 .

C: CO, CH4 , NH3

D: Cl2 , CO, H2S.

---

Không khí 1 mol có khối lượng xấp xỉ 29 gam.

A. M(O2)=32(g/mol); M(Cl2)=71(g/mol);M(H2S)=34(g/mol)

=> Cả 3 khí này nặng hơn không khí.

B. M(N2)=28(g/mol); M(O2)=32(g/mol);M(Cl2)=71(g/mol)

=> N2 nhẹ hơn không khí và O2,Cl2 nặng hơn không khí.

C. M(CO)=28(g/mol); M(CH4)=16(g/mol); M(NH3)=17(g/mol)

=> Cả 3 khí này đều nhẹ hơn không khí.

D.M(Cl2)=71(g/mol); M(CO)=28(g/mol);M(H2S)=34(g/mol)

=> CO nhẹ hơn không khí nhưng Cl2 và H2S nặng hơn không khí.

=> CHỌN C

9.Chất khí X được tạo bởi hai nguyên tố là C và H, trong đó nguyên tố C chiếm 85,714% về khối lượng, biết tỉ khối của X với khí oxi là 1,3125. Công thức phân tử của X là

A: C3 H8 .

B: C2 H2 .

C: C3 H6 .

D: C3 H4 .

----

M(X)= 1,3125.32=42(g/mol)

mC= 42. 0,85714=36(g) => nC= 36/12=3 => X có 3 nguyên tử C

mH= 42-36=6(g) => nH= 6/1=6 => X có 6 nguyên tử H

=> CTHH của X: C3H6

=> Chọn C

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Phùng Thị Ngọc Lan
Xem chi tiết
Phạm Nguyễn Thanh Ngân
Xem chi tiết
Trần Đông
Xem chi tiết
Hong Dang
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Anh
Xem chi tiết
Ny Dương
Xem chi tiết
Hanh Nguyen
Xem chi tiết
THCSMD Nguyễn Xuân Hiếu
Xem chi tiết
Phạm Đan Mạnh
Xem chi tiết