1Nhà Đinh đã tiến hành phát triển xây dựng công cuộc như thế nào? Trình tình hình nông nghiệp thời Đinh-Tiền Lê?
Vì sao kinh tế thời Đinh-Tiền Lê phát triển?
2Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất?
3 Nêu cách đánh độc đáo đánh nhau của Lý Thường Kiệt ?
4 Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt ?
5 Lập thống kê các giai đoạn phát triển lịch sử thời phong kiến Ấn Độ?
6 Lập niên biểu các giai đoạn phát triển của Đông Nam Á thời phong kiến giữa thế kỉ XIX?
1,
- Năm 968, công cuộc thống nhất đất nước đã hoàn thành, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), đóng đô tại Hoa Lư.
Mùa xuân năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.
Đinh Bộ Lĩnh phong vương cho các con, cứ các tướng lĩnh thân cận như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp, Lê Hoàn... nắm giữ các chức vụ chủ chốt. Ông cho xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước ; đối với những kẻ phạm tội, thì dùng những hình phạt khắc nghiệt như ném vào vạc dầu sôi, hay vứt vào chuồng hổ...
- Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng, theo tập tục, chia ruộng đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.
Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền và tự mình cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất. Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng. Nhà Lê cũng chú ý đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại, vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng. Do đó, nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển. Mùa lúa các năm 987, 989 đều tốt. Nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng được khuyến khích.
1,
Nguyên nhân làm cho kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển :
- Đất nước độc lập, thống nhất... có điều kiện phát triển kinh tế.
- Nhà nước có những chính sách khuyến khích nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
- Đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao sức mua của nhân dân.
- ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Nhà Lý đã tiến hành củng cố quốc gia thống nhất bằng cách :
- Ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042).
- Xây dựng quân đội với hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương ; thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông".
- Đối nội : gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi,...
- Đối ngoại : giữ quan hệ bình thường với nhà Tống, tạo điều kiện cho nhân dân biên giới qua lại buôn bán với nhau. Dẹp tan các cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục.
3,
- Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.
Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.
1)Nhà Đinh đã tiến hành phát triển xây dựng công cuộc như thế nào? Trình tình hình nông nghiệp thời Đinh-Tiền Lê?
*Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế: Đinh Tiên Hoàng. Đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Đóng đô ở Hoa Lư, Ninh Bình.
-Ông cho xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước
-Cử những người thân cận, các tướng lĩnh nắm giữ các chức vụ chủ chốt.
*Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng, theo tập tục, chia ruộng đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.
Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền và tự mình cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất. Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng. Nhà Lê cũng chú ý đào vét kênh ngòi, vừa thuận lợi cho việc đi lại, vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng. Do đó, nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển. Nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng được khuyến khích.
2Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất?
-Nhà Lý ban bộ Luật Hình thư, chiếu theo Luật mà xử phạt kẻ phạm tội.
-Quân đội gồm 2 bộ phận:+Cấm quân: Bảo vệ vua và kinh thành.
+Quân địa phương: Canh phòng ở các phủ, lộ.
3 Nêu cách đánh độc đáo đánh nhau của Lý Thường Kiệt ?
4 Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt ?
-Lý Thường Kiệt chủ động cho quân sang đánh vào thành Ung Châu. Làm sập kho lương thực của kẻ địch rồi rút về nước để chuẩn bị phòng vệ.
-Cho quân xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt nhằm cản bước tiến của kẻ thù. Bên kia chặn đánh quân thủy không cho vào kết hợp với quân bộ.
-Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho quân bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại địch. Quân địch thua to.
*Câu 3 và câu 4 gộp lại làm 1 vì có cả hai ý chính.
5 Lập thống kê các giai đoạn phát triển lịch sử thời phong kiến Ấn Độ?
Vương triều Gốt-ta |
(Từ IV đếnVI):Giai đoạn này, nghề thủ công như dệt vải, chế tạo kim hoàn, khắc chữ ngà voi và đặc biệt nghề luyện kim rất phát triển. |
Vương triều hồi giáo Đê-li | (Từ XII-XVI): Thời gian này, người dân bị chiếm đoạt ruông đất, đạo Hin-đu bị cấm đoán. Tình hình chính trị Ấn Độ không ổn định. |
Vương triều Mô-gôn | (Từ XVI-giữa XIX): Vua A-cơ-ba đã xóa bỏ những kì thị tôn giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa biến Ấn Độ trở thành quốc gia khá giàu mạnh. |
6 Lập niên biểu các giai đoạn phát triển của Đông Nam Á thời phong kiến giữa thế kỉ XIX?
Thời gian |
Nội dung |
Đầu Công nguyên đến thế kỉ X |
Thời kì hình thành và phát triển của các vương quốc cổ như: Vương quốc Cham-pa ở vùng Trung Bộ Việt Nam, vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Công, các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và trên các đảo của In-đô-nê-xi-a. |
Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII |
Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến: Quốc gia Đại Việt, Cham-pa, thời kì Ăng-co huy hoàng của Cam-pu-chia, vương quốc Pa-gan (Mi-an-ma),… |
Nửa sau thế kỉ XVIII đến giữ thế kỉ XIX |
Các quốc gia Đông Nan Á bước vào thời kì suy yếu. |
Từ giữa thế kỉ XIX |
Lần lượt các quốc gia Đông Nam Á trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây. |
4,
- Chờ mãi không thấy thuỷ quân đến, quân Tống nhiều lần tìm cách tấn công quân ta. Chúng bắc cầu phao, đóng bè lớn ào ạt tiến qua sông đánh vào phòng tuyến của ta.
Quân nhà Lý đã kịp thời phản công mãnh liệt, mưu trí, đẩy lùi chúng về phía bờ Bắc. Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh : "Ai bàn đánh sẽ bị chém" và chuyển sang củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn.
Cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Đang đêm, quân ta lặng lẽ vượt qua sông Như Nguyệt, bất ngờ đánh thắng vào các doanh trại giặc. Quân Tống thua to, "mười phần chết đến năm, sáu" và chúng đã lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng.
Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm đèo, thương lượng, đề nghị "giảng hoà". Quách Quỳ chấp nhận ngay. Quân Tống vội vã rút về nước.