1.Nêu khái niệm,quy trình của các phương pháp chế biến thực phẩm trong nước và trong chất béo?
2.Trình bày cách chế biến món trộn dầu giấm rau xà lách và món trộn hỗn hợp nộm rau muống?
3.Các nguyên tắc cần thiết để tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình?
4.Hãy xây dựng thực đơn cho các bữa ăn thường ngày và các bữa liên hoan,bữa cỗ?
5.Nêu một số nguồn thu nhập của gia đình?
1.Nêu khái niệm,quy trình của các phương pháp chế biến thực phẩm trong nước và trong chất béo?
1. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước
a. Luộc
- Luộc là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm
- Tuỳ loại thực phẩm mà cho vào luộc từ nước lạnh hay nước sôi
Quy trình thực hiện
- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm (sơ chế thực phẩm)
- Luộc chín thực phẩm
- Bày món ăn vào đĩa, kèm nước chấm hoặc gia vị thích hợp, có thể sử dụng nước luộc
b. Nấu
- Là phương pháp làm chín thực phẩm bằng cách phối hợp nguyên liệu động vật và thực vật, có thêm gia vị trong môi trường nước
Quy trình thực hiện
- Làm sạch thực phẩm, cắt, thái phù hợp, tẩm ướp gia vị (có thể rán qua cho ngấm và giữ độ ngọt)
- Nấu nguyên liệu động vật trước, sau đó cho nguyên liệu thực vật vào nấu tiếp, nêm vừa miệng
- Trình bày theo đặc trưng của món ăn
c. Kho
- Là phương pháp làm chín thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà
Quy trình thực hiện
- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt, thái phù hợp, tẩm ướp gia vị cho ngấm
- Đun thực phẩm với lượng nước vừa đủ (có thể thêm nước hàng, nước dừa, nước chè xanh);
- Cho thêm các gia vị như gừng, tỏi, ớt, giềng;
- Có thể kho lẫn nguyên liệu động vật và thực vật nhưng phải kho nguyên liệu động vật trước
- Trình bày món ăn theo đặc trưng từng món
Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo:
a. Rán:
- Là làm chín thực phẩm trong một lượng chất béo rất nhiều, đun với lửa vừa, trong khoảng thời gian đủ làm chín thực phẩm
Quy trình thực hiện:
- Làm sạch nguyên liệu, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.
- Cho vào chất béo đang nóng già, rán vàng đều, chín kỹ
- Trình bày đẹp, sáng tạo.
b. Rang:
- Là đảo đều thực phẩm trong chảo với một lượng rất ít chất béo hoặc không có chất béo, lửa vừa đủ để thực phẩm chín từ ngoài vào trong.
Quy trình thực hiện:
- Làm sạch nguyên liệu
- Cho vào chảo một lượng rất ít chất béo, đảo đều liên tục cho đến khi thực phẩm chín vàng
- Trình bày đẹp, sáng tạo.
c. Xào:
- Là đảo qua đảo lại thực phẩm trong chảo với lượng mỡ hoặc dầu vừa phải
Quy trình thực hiện:
- Làm sạch nguyên liệu, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị
- Cho vào chảo một lượng ít chất béo.
- Xào nguyên liệu động vật trước, sau đó cho nguyên liệu thực vật vào, sử dụng lửa to, xào nhanh, có thể cho thêm ít nước để tăng độ chín, nêm vừa ăn
- Trình bày đẹp, sáng tạo
2.Trình bày cách chế biến món trộn dầu giấm rau xà lách và món trộn hỗn hợp nộm rau muống?
1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị
Rau xà lách: nhặt rửa sạch, ngâm nước muối nhạt 10 phút, vớt ra vẩy cho ráo nước
Cách chọn rau xà lách: Chọn xà lách to bản, dày, giòn, lá xoăn để trộn.
Thịt bò: thái lát mỏng ngang thớ, ướp tiêu, xì dầu, xào chín
Bò ngon có màu đỏ tươi đến đỏ thẫm, mỡ bò màu vàng nhạt
Hành tây: bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng, ngâm giấm và đường (2 thìa giấm + 1 thìa đường)
Chọn hành tây củ tròn, vỏ khô không bị hư hỏng.
Cà chua: cắt lát, trộn giấm và đường (2 thìa giấm, 1 thìa đường)
Chọn cà chua vừa chín đỏ, dày cùi, ít hột.
Có thể tỉa hoa trang trí cho món ăn bằng các nguyên liệu đơn giản như ớt, cà chua, cà rốt
Chọn quả ớt thon, dài, màu đỏ tươi, không thối cuống
Cách tỉa hoa ơt: Dùng kéo cắt từ đỉnh nhọn của quả ớt đến gần cuống, cách cuống 1-2cm; số cánh tuỳ thích, thường là 5 cánh
Bỏ hạt ớt ở lõi để tạo nhuỵ hoa
Cho ớt vào bát nước ngâm cho cánh hoa ớt nở cong, sau đó có thể để dài hay cắt ngắn tuỳ ý
2. Giai đoạn 2: Chế biến
a. Làm nước trộn dầu giấm:
Cho 3 thìa giấm + 1 thìa đường + thìa muối vào khuấy đều, nếm vị vừa ăn (chua+ ngọt+mặn) cho tiếp 1 thìa dầu ăn vào khuấy đều cũng tiêu và tỏi phi vàng
b. Trộn rau Cho xà lách
+ hành tây
+ cà chua vào một khay to, đổ hỗn hợp dầu giấm vào trộn đều, nhẹ tay
3. Giai đoạn 3: Trình bày
Xếp hỗn hợp xà lách vào đĩa.
Cà chua bày chung quanh, trên để hành tây.
Trang trí ngò, ớt tỉa hoa.
Chú ý: Thực hiện trộn dầu giấm rau xà lách trước bữa ăn 5 phút
Có thể không cần sử dụng thịt bò trong món ăn Chọn xà lách cuộn, to bản, dày, giòn
Chọn cà chua bột, ít hạt
Có thể thay đổi nguyên liệu của món ăn
4. Yêu cầu sản phẩm
Rau không bị giập, giữ độ tươi, trơn láng.
Có vị chua ngọt, vừa ăn.
Thơm mùi gia vị.
Giảm bớt mùi hăng của hành.
Trình bày đẹp, sáng tạo.
I - NGUYÊN LIỆU
- 2 bó rau muống (1 kg)
- 100g tôm
- 50g thịt nạc
- 5 củ hành khô
- 1 thìa súp đường
- 1/2 bát giấm
- 1 quả chanh
- 2 thìa súp nước mắm
- Tỏi, ớt
- Rau thơm
- 50g lạc (đậu phộng) rang giã nhỏ.
món trộn hỗn hợp nộm rau muống?
QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Giai đoạn 1 : Chuẩn bị
- Rau muống : nhặt bỏ lá và cọng già, cắt khúc (dài khoảng 15cm), chẻ nhỏ, ngâm nước.
- Thịt, tôm : rửa sạch.
Đun sôi 1/2 bát nước, cho thịt vào luộc chín ; sau đó cho tôm vào luộc, bóc vỏ, chẻ đôi theo chiều dọc. Nếu tôm nhỏ thì đế nguyên con, rút bỏ chỉ đất trên sống lưng, ngâm vào nước mắm pha chanh + tỏi + ớt cho ngấm gia vị.
- Thịt luộc : thái lát mỏng, ngâm vào nước mắm cùng với tôm.
- Củ hành khô : bóc vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng, ngâm giấm cho bớt cay nồng.
- Rau thơm : nhặt rửa sạch, cắt nhỏ.
Giai đoạn 2 : Chế biến
* Làm nước trộn nộm
- Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn cùng với ớt.
- Chanh gọt vỏ, tách từng múi, nghiền nát.
- Trộn chanh + tỏi + ớt + đường + giấm, khuấy đều, chế nước mắm vào từ từ, nếm đủ vị chua, cay, ngọt, mặn (vị mặn hơi đậm).
* Trộn nộm
- Vớt rau muống, vẩy ráo nước.
- Vớt hành, để ráo.
- Trộn đều rau muống và hành, cho vào đĩa, xếp thịt và tôm lên trên, sau đó rưới đều nước trộn nộm.
Giai đoạn 3 : Trình bày
Rải rau thơm và lạc lên trên đĩa nộm, cắm ớt tỉa hoa trên cùng. Khi ăn trộn đều.
Chú ỷ : Tuỳ theo từng địa phương, có thể thay nguyên liệu chính để tạo nên món nộm khác nhưng cùng thể loại chế biến.
3.Các nguyên tắc cần thiết để tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình?
1.Nhu cầu của các thành viên trong gia đình
2.Điều kiện tài chính
3.Sự cân bằng chất dinh dương
4.Thay đổi món ăn
4.Hãy xây dựng thực đơn cho các bữa ăn thường ngày và các bữa liên hoan,bữa cỗ?
+ Cơm
+ Món mặn : cá kho tộ
+ Món xào : rau muốn xào tỏi
+ Món canh : canh bí nấu thịt bằm
+ Tráng miệng : dưa hấu
Liên hoan:
Khai vị: súp
Sau khai vị: chả, nem
Món chính: gà nướng
Món tráng miệng: trái cây ( hoặc bánh)
5.Nêu một số nguồn thu nhập của gia đình?
+ Thu nhập bằng tiền
+ Thu nhập bằng hiện vật