Bài 60: Động vật quý hiếm

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hậu Nguyễn

1.Nêu đặc điểm cấu tạo trong của ếch đồng thích nghi với đời sống lưỡng cư ?Vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt,gần bờ nước và bắt mồi về đêm?
2.So sánh cấu tạo của hệ cơ quan (tiêu hóa , tuần hoàn)giữa chim bồ câu và thằn lằn?
3.Các cơ quan dinh dưỡng của thằn lằn tiến hóa hơn so với ếch ở những điểm nào?
4.Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống của chim bồ câu?
5.Nêu những đặc điểm cấu tạo của các hệ cơ quan (tuần hoàn,hô hấp,thần kinh)của thỏ thể hiện sự hoàn thiện hơn so với các lớp ĐV có xương sống đã học
6.Những đặc điểm nào chứng tỏ tổ tiên của cá voi là ĐV có 4 chi
7.Bộ nào có số lượng loài đông nhất trong lớp thú?Nêu tập tính bắt mồi của đại diện đó?
8.Đặc điểm chung của lớp thú?Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẽ?Phân biệt khỉ hình người với khỉ, vượn?
9.Phân biệt các hình thức sinh sản ở ĐV , hình thức sinh sản nào có ưu thế hơn , giải thích? Sự hoàn chỉnh dần ở các mặt của hình thức sinh sản hữu tính đảm bảo cho ĐV đạt hiệu quả sinh học như thế nào?
10.Ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới ĐV.Vận dụng trả lời câu hỏi liên quan cây phát sinh giới ĐV
11.So sánh đặc điểm của ĐV môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?
12.Các biện pháp cần thiết để bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học?
13.Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học?Nêu những ưu điểm và những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học?
14.Nêu tên 1 số ĐV quý hiếm của VN và phân loại cấp độ đe dọa tuyệt chủng của chúng?
15.Những biện pháp bảo vệ ĐV quý hiếm?
*CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI NHA MAI THI RỒI*

Thời Sênh
18 tháng 4 2018 lúc 21:58

Câu 1

Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với dời sống ở nước

— Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.
— Da trần, phu chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí.
— Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt).
Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch cũng thích nghi với đời sống ở cạn?

- Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở).
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ
- Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.
Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?
Vì ếch hô hấp bằng da là chủ yêu, nếu sống xa nơi ẩm ướt và nguồn nước da ếch sẽ khô, cơ thể mất nước ếch sẽ có nguy cơ bị chết.

Câu 2 Câu 3 Ống tiêu hoá đã phân rõ hơn, ruột già chứa phân đặc do có khả năng hấp thụ lại nước Cau 4 Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:

- Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước trở thành cánh: để bay.

- Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ xốp, nhẹ: giảm trọng lượng cơ thể.

- Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng: giúp hình thành cánh và bánh lái (đuôi) giúp chim bay.

- Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng: đầu nhẹ.

- Cổ dài, đầu linh hoạt: quan sát tốt khi bay.

- Chi sau 3 ngón linh hoạt: bám chắc vào cành cây khi hạ cánh Câu 5 - Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến sự hoạt động phong phú và phức tạp của thỏ.
- Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi chia thành nhiều túi có tác dụng làm tăng diện tích trao đổi khí.
- Tim 4 ngân, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Thân sau: cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất.

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Quốc Nam
Xem chi tiết
TRịnh Thị HƯờng
Xem chi tiết
Kun ZERO
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Phúc Nguyên
Xem chi tiết
Nhuy Bunny
Xem chi tiết
Phương Anh Trịnh
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Mai
Xem chi tiết
Hiệp Nguyễn
Xem chi tiết