1. Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo? A. Hoa đào. B. Cây cỏ. C. Quần áo.
2. Vật thể nào dưới đây là vật thể tự nhiên? A. Cái bàn. B. Cái nhà. C. Quả chanh.
3. Dãy nào sau đây chỉ gồm các vật thể tự nhiên?
A. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét. B. Xenlulozơ, kẽm, vàng.
C. Sông, suối, bút, vở, sách. D. Nước biển, ao, hồ, suối.
4. Dãy nào sau đây chỉ gồm các vật thể nhân tạo?
A. Nước biển, ao, hồ, suối. B. Xenlulozơ, kẽm, vàng.
C. Sông suối, bút, vở, sách. D. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét.
5. Dãy biểu diễn chất là:
A. Cốc thủy tinh, cốc nhựa, inox. B. Thủy tinh, nước, inox, nhựa.
C. Thủy tinh, inox, xoong nồi. D. Cơ thể người, nước, xoong nồi.
6. Cho các dữ kiện sau: Dãy chất trong các câu trên là:
- Trong cơ thể người có chứa từ 63 đến 68% về khối lượng là nước.
- Hiện nay, xoong nồi làm bằng inox rất được ưa chuộng.
- Cốc nhựa thì khó vỡ hơn cốc thủy tinh.
A. cốc thủy tinh, cốc nhựa, inox. B. thủy tinh, nước, inox, nhựa.
C. thủy tinh, inox, soong nồi. D. cơ thể người, nước, xoong nồi.
7. Chất tinh khiết là chất
A. Chất lẫn ít tạp chất. B. Chất không lẫn tạp chất. C. Chất lẫn nhiều tạp chất. D. Có tính chất thay đổi.
8. Trạng thái hay thể (rắn, lỏng hay khí), màu, mùi, vị, tính tan hay không tan trong nước (hay trong một chất lỏng khác), nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, tính dẫn nhiệt, dẫn điện,... là
A. tính chất tự nhiên. B. tính chất vật lý. C. tính chất hóa học. D. tính chất khác.
9. Khả năng biến đổi thành chất khác, ví dụ như khả năng bị phân hủy, bị đốt cháy,... là
A. tính chất tự nhiên. B. tính chất vật lý. C. tính chất hóa học. D. tính chất khác.
10. Nước sông hồ thuộc loạiA. đơn chất. B. hợp chất. C. chất tinh khiết. D. hỗn hợp.
11. Rượu etylic (cồn) sôi ở 78,3oC, nước sôi ở 100oC. Muốn tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu và nước có thể dùng cách nào trong số các cách cho dưới đây?
A. Lọc. B. Bay hơi. C. Chưng cất ở nhiệt độ khoảng 80o. D. Không tách được.
12. Để tách muối ra khỏi hỗn hợp gồm muối, bột sắt và bột lưu huỳnh. Cách nhanh nhất là:
A. Dùng nam châm, hòa tan trong nước, lọc, bay hơi. B. Hòa tan trong nước, lọc, bay hơi.
C. Hòa tan trong nước, lọc, dùng nam châm, bay hơi. D. Hòa tan trong nước, lọc, bay hơi, dùng nam châm.
13. Thành phần cấu tạo của hầu hết của các loại nguyên tử gồm: A. p,e. B. n,e. C. p,n D. p,n,e
14. Trong nguyên tử các hạt mang điện là: A. p,e. B. n,e. C. p,n D. p,n,e
15. Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là: A. e. B. p. C. n. D. p,n
16. Vỏ nguyên tử được tạo nên từ loại hạt nào sau đây?A. Electron. B. Proton. C. p,n,e D. p,e
17. Hầu hết hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi hạt: A. p,e. B. n,e. C. p,n D. p,n,e
18. Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào sau đây? A. p,e. B. n,e. C. p,n D. p,n,e
19. Công thức của hợp chất amoniac NH3 ta biết được điều gì?
A. Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra , PTK = 17. B. Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra, PTK = 17.
C. Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra, PTK = 17. Có 1 nguyên tử N, 3 nguyên tử H trong phân tử.
D. PTK = 17.
20. Trong các câu sau, câu nào đúng?
A. Điện tích của e bằng điện tích của n. B. Khối lượng của p bằng khối lượng của e.
C. Điện tích của p bằng điện tích của n .D. p mang điện tích dương, e mang điện âm, n không mang điện.
21. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và ...(1)... về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi ...(2)... mang ...(3)...”
A. (1): trung hòa; (2): hạt nhân; (3): điện tích âm.
B. (1): trung hòa; (2): một hay nhiều electron; (3): không mang điện.
C. (1): không trung hòa; (2): một hạt electron; (3): điện tích dương.
D. (1): trung hòa; (2): một hay nhiều electron; (3): điện tích âm.
22. Nguyên tố hóa học là tập hợp nguyên tử cùng loại có cùng
A. số n trong hạt nhân.B. số p trong hạt nhân.C. số e trong hạt nhân.D. số proton và số nơtron trong hạt nhân.
23. Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào?
A. Gam. B. Kilogam. C. Đơn vị cacbon (đvC). D. Cả 3 đơn vị trên.
24. Người ta quy ước 1 đơn vị cacbon bằng
A. 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon. B. khối lượng nguyên tử cacbon.
C. 1/12 khối lượng cacbon. D. khối lượng cacbon.
25. Hóa trị là con số biểu thị:
A. Khả năng phản ứng của các nguyên tử. B. Khả năng liên kết của các nguyên tử hay nhóm nguyên tử.
C. Khả năng phân li các chất. D. Tất cả đều đúng.
26. Cho thành phần các nguyên tử sau: X (17p,17e, 16 n), Y (20p, 19n, 20e), Z (17p,17e, 16 n), T (19p,19e, 20n). Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
27. Đơn chất là chất tạo nên từ: A. một chất. B. một nguyên tố hoá học. C. một nguyên tử. D. một phân tử.
28. Hợp chất là chất tạo nên từ: A. một chất. B. hai nguyên tố hoá học. C. một nguyên tử. D. một phân tử.
29. Để tạo thành phân tử của một hợp chất tối thiểu cần có bao nhiêu loại nguyên tố?A. 4.B. 3. C. 1. D. 2.
30. Hiện tượng nào là hiện tượng hoá học trong các hiện tương thiên nhiên sau đây ?
A.Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần B.Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa
C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường D. Khi mưa giông thường có sấm sét
31. Cho các chất sau: (1) Khí nitơ do nguyên tố N tạo nên; (2) Khí cacbonic do 2 nguyên tố C và O tạo nên;
(3) Natri hiđroxit do 3 nguyên tố Na, O và H tạo nên; (4) Lưu huỳnh do nguyên tố S tạo nên.
Trong những chất trên, chất nào là đơn chất? A. (1); (2). B. (2); (3). C. (3); (4). D. (1); (4).
32. Tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố Ca, C, O trong công thức CaCO3 là
A. 1: 1: 1. B. 1: 1: 2. C. 1: 1: 3. D. 2: 1: 3.
33. Khẳng định sau gồm 2 ý: “Nước cất là một hợp chất, vì nước cất tạo bởi hai nguyên tố là hiđro và oxi”. Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau:
A. Ý 1 đúng, ý 2 sai. B. Ý 1 sai, ý 2 đúng. C. Cả 2 ý đều sai. D. Cả 2 ý đều đúng.
34. Trong những câu sau đây, những câu nào sai?
(a) Nước (H2O) gồm 2 nguyên tố là hiđro và oxi. (b) Muối ăn (NaCl) do nguyên tố natri và nguyên tố clo tạo nên.
(c) Khí cacbonic (CO2) gồm 2 đơn chất cacbon và oxi. (e) Axit clohiđric gồm 2 chất là hiđro và clo.
(d) Axit Sunfuric (H2SO4) do 3 nguyên tố hiđro, lưu huỳnh và oxi tạo nên.
A. (a), (b). B. (a), (d). C. (b), (d). D. (c), (e).
35. Dấu hiệu nào giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra?
A. Có chất kết tủa B. Có chất khí thoát ra C. Có sự thay đổi màu sắc D. Một trong số các dấu hiệu trên
36. Cách biểu diễn 4H2 có nghĩa là:A.4 nguyên tử hiđro. B.8 nguyên tử hiđroC .4 phân tử hiđro. D.8 phân tử hiđro.
37. Phân tử khối của KMnO4 là: A. 158. B. 226. C. 256. D. 326.
38. Phân tử khối của hợp chất tạo bởi Fe2(SO4)3 là: A. 418. B. 416. &nbs...
Tách ra ạ! Bạn đăng 1 lần từ 5-10 câu thôi!