1.Câu đặc biệt được lý giải rất ngắn gọn đó là kiểu câu thường chỉ có 1 hoặc cụm từ, cấu tạo sẽ không theo mô hình chủ vị
ví dụ:
– Bố ơi ? (dùng hỏi đáp).
– Mừng quá ! Lại đạt điểm 10 môn Toán rồi. (“Mừng quá” là câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc vui mừng).
– Thành phố Hồ Chí Minh. Mùa thu năm 1975. (“Thành phố Hồ Chí Minh” là câu đặc biệt xác định thời gian, địa điểm).
– Gió. Mưa. Lạnh. Mùa đông trên Hà Nội có những nét đặc trưng của nó. (” Gió. Mưa. Lạnh” là câu đặc biệt có tác dụng liệt kê, thông báo của sự vật, hiện tượng).
Khái niệm về câu rút gọn được giải thích rõ ràng đó là loại câu bị lược bỏ đi một số thành phần phụ trong câu. Giúp câu trở nên ngắn gọn, súc tíchVí dụ:
– Học sinh chúng ta cần học ăn, học nói, học gói, học mở.
Lược bỏ thành phần chữ ngữ sẽ thành: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
– Khi nào cậu thi học kỳ môn Toán.
Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ: “Sáng mai”.
2.
Về ý nghĩa: trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
Về hình thức: Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
Giữa trạng ngữ với chủ ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết