1. Trên cùng 1 nửa mặt phẳng có bờ AB, vẽ các tam giác đều AMC và BMD.
Gọi E,F,I,K thứ tự là trung điểm của CM,CB,DM,DA.
CMR: a) EFIK là hình thang cân
b) KF=1/2CD
2. Cho tam giác ABC vuông tại A. Vẽ đường cao AH, HK vuông góc AB tại K.
Trên tia HC lấy D sao cho H là trung điểm BD, gọi I là trung điểm HK
CMR: AI vuông góc KD
1. Xét ∆ CMB có EF là đường trung bình của ∆.
=> EF // MB => EF // AB. (1)
Xét ∆ADM có KI là đường trung bình của ∆.
=> KI // AM => KI // AB. (2)
Từ (1) và (2) => Tứ giác EFIK là hình thang (*)
Gọi P; Q lần lượt là trung điểm của AM và BN.
Xét ∆ ACM có PE là đường trung bình của ∆.
=> PE // AC mà AC // MD (Do góc A = góc M = 600 ở vị trí đồng vị)
=> PE // MD (3)
Mặt khác ∆ADM có PK là đường trung bình của ∆.
=> PK // MD (4)
Từ (3) và (4) => P; E; K thẳng hàng mà PE // AC nên KE // AC (5).
Từ (2) và (5) => CAB = EKI (Hai góc nhọn có cạnh tương ứng song song)
Mà CAB = 60 độ => EKI = 60 độ (**)
Chứng minh tương tự ta được F; I; Q thẳng hàng mà QF // MC nên IF // MC; Lại có MC // BD nên FI // BD (6).
Từ (2) và (6) => DBA = FIK (Hai góc nhọn có cạnh tương ứng song song)
Mà DAB = 60 độ => FIK = 60 độ (***)
Từ (*); (**) và (***) => EFIK là hình thang cân (Hình thang có 2 góc ở đáy bàng nhau là hình thang cân) => đpcm