1) Tìm đọc những thông tin nói về quyền trẻ em.Cùng bình luận về việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phương em.
2) Sưu tầm và phân tích một vd thực tế để thấy rằng nếu trong khi nói và viết chúng ta không chú ý đến tính mạch lạc của văn bản thì người nghe người đọc sẽ không thuận lợi trong việc theo dõi tiếp nhận nội dung của văn bản đó
1.
Quyền được khai sinh Quyền được khai sinh là một trong những quyền quan trọng đầu tiên của mỗi người. Khoản 1 điều 11 luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch”. Quyền được khai sinh là điềukiện tiên quyết để khẳng định mỗi trẻ em sinh ra một công dân của một quốc gia, một công dân bình đẳng, có những quyền và nghĩa vụ như những công dân khác. Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1959 ghi nhận: “Trẻ em khi sinh ra có quyền được khai sinh”. Công ước Quốc tế về quyền trẻ em cũng khẳng định: “Trẻ em phải được đăng ký ngày lập tức khi sinh ra…” Điều đó cho thấy pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam đều đặc biệt quan tâm đến quyền được khai sinh của trẻ em. Quyền có quốc tịch Quốc tịch là một khái niệm, một phạm trù chính trị - pháp lý xác định mối quan hệ giữa một con người với một nhà nước. Quốc tịch gắn liền với mỗi con người từ khi sinh ra đến khi chết đi và là tiền đề để họ được hưởng các quyền và làm nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước. Hệ thống pháp luật Việt Nam nhiều lần quy định về vấn đề quốc tịch của công dân nói chung và của trẻ em nói riêng. Hiến pháp năm 1992 ghi nhận tại điều 49: “Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Bộ luật Dân sự 2005 quy định tại điều 45: “Cá nhân có quyền có quốc tịch…” Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 khẳng định: “Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch”. Vì vậy, mọi trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều phải được xác định rõ quốc tịch và có quyền có quốc tịch. Quyền được chăm sóc nuôi dưỡng Được chăm sóc, nuôi dưỡng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vật chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể là quyền của trẻ em và là mục tiêu phấn đấu của gia đình, Nhà nước và xã hội. Hiến pháp 1992 khẳng định chế độ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đồng thời đề cao trách nhiệm của gia đình, trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt”(điều 64) “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”(điều 65). Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 tiếp tục cụ thể hoá những quy định trên: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. ” Chính sách của Đáng, Nhà nước ta về trẻ em nhằm mục tiêu đảm bảo cho trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn với 5 nguyên tắc cơ bản là: không phân biệt đối xử với trẻ em; các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội; dành lợi ích tốt nhất cho trẻ em; trẻ em thuộc diện chính sách xã hội, có hoàn cảnh đặc biệt được trpự giúp để hoà nhập với gia đình, cộng đồng. Quyền sống chung với cha mẹ “Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em”(Điều 13 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em). Pháp luật quy định cha mẹ có nghĩa vụ và quyền sống chung với con. Quyền sống chung với cha mẹ là quyền tự nhiên, tất yếu và bất khả xâm phạm của mọi trẻ em, kể cả trường hợp trẻ em là con riêng của vợ hoặc chồng. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ trái với ý muốn của cha mẹ và trẻ em, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền chăm nom, chăm sóc, giáo dục đối với con chưa thành niên hoặc trường hợp cha mẹ đang thi hành án phạt tù tại trai giam thì người có thẩm quyền thực hiện pháp luật sẽ quyết định cách ly trẻ em với bố mẹ để bảo vệ lợi ích tốt nhất cho trẻ. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định việc giao con chưa thành niên cho cha hoặc mẹ chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục phải căn cứ vào quyền và lợi ích mọi mặt của trẻ. Trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi. Thì việc giao nhận con nuôi phải tuân theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, nhân phẩm, danh dự Đây là quyền cơ bản của công dân nói chung và trẻ em nói riêng được Hiến pháp 1992 ghi nhận tại điều 17: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm”. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và Bộ luật Dân sự 2005 quy định cụ thể hoá quyền này như sau: Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; Cá nhân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Bộ luật Hình sự năm 1999 có một chương (Chương X) quy định về người chưa thành niên phạm tội, và một chương (chương XII) quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, dânh dự của con người trong đó đặc biệt quan tâm tới trẻ em.Tham khảo !
+ Quyền được sống còn: bao gồm quyền của trẻ em được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khoẻ. Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi ra đời.
+ Quyền được phát triển: gồm những điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, bao gồm việc học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hoá, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Trẻ em cần có sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ để có thể phát triển hài hoà.
+ Quyền được bảo vệ: bao gồm những quy định như trẻ em phải được bảo vệ chống tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng matuý, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán. Trẻ em còn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư.
Quyền được bảo vệ bao gồm cả không bị tra tấn, đánh đập và lạm dụng trong trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ.
+ Quyền được tham gia: tạo mọi điều kiện cho trẻ em được tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình. Trẻ em còn có quyền kết bạn, giao lưu và hội họp hoà bình, được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin và chọn lựa thông tin phù hợp.