1. Đọc kỹ các ví dụ 1 SGK trang70. Xác định kiểu văn bản, những từ ngữ biểu cảm và những câu cảm thán biểu lộ tình cảm của tác giả. Nêu tác dụng của những yếu tố đó trong văn bản.
2. Đối chiếu cột số 1 và 2 ở bảng SGK trang 96, so sánh cách diễn đạt nào hay hơn, giải thích vì sao (chú ý các từ ngữ, câu in nghiêng). Từ ví dụ, khái quát được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.
3. Theo em, xuất phát từ những tình cảm nào và cách diễn tả tình cảm đó như thế nào mà Bác đã viết nên Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến có tác động mạnh mẽ, thuyết phục người đọc đến như vậy? Từ đó, hãy khái quát được những yêu cầu khi đưa các yếu tố biểu cảm vào trong văn bản nghị luận để có hiệu quả.
4. Tìm hiểu và dự kiến cách làm bài tập luyện tập SGK trang 97, 98.
5. Hoàn tất thực hành bài tập viết đoạn văn (bài tập (3b) SGK trang 82). Viết đoạn văn ngắn (khoảng10 dòng) trình bày luận điểm: Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ. (có lồng ghép thêm một số yếu tố biểu cảm vào bài).