Ôn tập Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lưu Thị Ánh Huyền

1) Cho \(\Delta ABC\)vuông góc tại A . Đường phân giác CH của góc c cắt AB tại H . Vẽ HK vuông góc vs BC tại K ( K \(\in\)BC)

a) C/m \(\Delta AHC=\Delta KHC\)

b) C/m \(\Delta AHC\)cân

2) Cho \(\Delta DEP\)có DE = 10cm ; DF = 24cm;EF = 26cm . C/m \(\Delta DEF\)là tam giác vuông

*3) Cho \(\Delta ABC\)có góc A = 900 ; AB < AC . Đường phân giác BE ( E \(\in\)AC ) lấy điểm H thuộc cạnh BC sao cho BH = BA .

a) C/m EH \(\perp\)BC

b) C/m BE là đường trung trực của AH

c) Đường thẳng EM cắt đường thẳng AB ở K . C/m EK = EC

d) C/m AH // KC

nguyen thi vang
7 tháng 2 2018 lúc 14:29

Câu 1 :

A B C H K

a) Xét \(\Delta AHC,\Delta KHC\) có:

\(\widehat{CAH}=\widehat{CKH}\left(=90^{^O}\right)\)

\(CH:Chung\)

\(\widehat{ACH}=\widehat{KCH}\) (CH là tia phân giac của \(\widehat{C}\))

=> \(\Delta AHC=\Delta KHC\) (cạnh huyền - góc nhọn) (*)

b) Từ (*) suy ra :

\(AC=CK\) (2 cạnh tương ứng)

Xét \(\Delta AKC\) có :

\(AC=CK\left(cmt\right)\)

=> \(\Delta AKC\) cân tại A (đpcm)

nguyen thi vang
7 tháng 2 2018 lúc 14:44

D E F 10 24 26

Xét \(\Delta DEF\) có :

\(DF^2=EF^2-DE^2\) (Định lí PITAGO đảo)

=> \(DF^2=26^2-10^2\)

=> \(DF^2=576^{ }\)

=> \(DF=\sqrt{576}=24\)

Mà theo bài ra : \(DF=24\left(cm\right)\)

Do đó , \(\Delta DEF\) là tam giác vuông

nguyen thi vang
7 tháng 2 2018 lúc 15:10

A B C H E K

a) Xét \(\Delta ABE,\Delta HBE\) có :

\(AH=BH\left(gt\right)\)

\(\widehat{ABE}=\widehat{HBE}\) (BE là tia phân giác của \(\widehat{B}\))

\(BE:Chung\)

=> \(\Delta ABE=\Delta HBE\left(c.g.c\right)\)

=> \(\widehat{BAE}=\widehat{BHE}=90^{^O}\) (2 góc tương ứng)

Do đó : \(EH\perp BC\left(đpcm\right)\)

b) Xét \(\Delta ABH\) có :

\(AB=BH\left(gt\right)\)

=> \(\Delta ABH\) cân tại B

Mà thấy : \(BE\) là phân giác của góc B (gt)

=> BE đồng thời là đường trung trực trong \(\Delta ABH\)

=> \(\left\{{}\begin{matrix}AE=EH\\BE\perp AH\end{matrix}\right.\) (Tính chất đường trung trực)

Do đó : BE là đường trung trực của AH => đpcm

c) Ta chứng minh được : \(\Delta BEK=\Delta BEC\)

Suy ra : \(EK=EC\) (2 cạnh tương ứng)

d) Xét \(\Delta BAH\) cân tại A (cmt) có :

\(\widehat{BAH}=\widehat{BHA}=\dfrac{180^{^O}-\widehat{B}}{2}\left(1\right)\)

Xét \(\Delta BKC\) có :

\(BK=BC\left(\Delta BEK=\Delta BEC\right)\)

=> \(\Delta BKC\) cân tại B

Ta có : \(\widehat{BKC}=\widehat{BCK}=\dfrac{180^{^O}-\widehat{B}}{2}\left(2\right)\)

Từ (1) và (2) => \(\widehat{BAH}=\widehat{BKC}\left(=\dfrac{180^{^O}-\widehat{B}}{2}\right)\)

Mà thấy : 2 góc này ở vị trí đồng vị

=> \(AH//KC\left(đpcm\right)\)


Các câu hỏi tương tự
Ngọc Nguyễn Thị Nguyên
Xem chi tiết
Đỗ Đức Phong
Xem chi tiết
Vũ Thúy An
Xem chi tiết
Võ Sơn
Xem chi tiết
Trần Thị Khiêm
Xem chi tiết
Lưu Thị Ngọc Đan
Xem chi tiết
Hoàng Mai Lê
Xem chi tiết
Vũ Thúy An
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Hải
Xem chi tiết