Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 185
Điểm GP 52
Điểm SP 310

Người theo dõi (95)

Đang theo dõi (127)


Câu trả lời:

Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụng thắt nút câu chuyện( đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). cái bóng xuất hiện trong lời nói đùa của Vũ Nương khi nói với người con. Những ngày xa cách, bé Đản luôn hỏi về bố, Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. Trong những ngày tháng xa chồng, nàng luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàng, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng. vậy mà không ngờ 1 lời nói đùa trong thương nhớ laị trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ có tác dụng thắt nút câu chuyện, mà đièu thú vị là cũng chính câu chuyện này lại mở nút câu chuyện.Vũ Nương đc giải oan cũng như hình tượng cái bóng: 1 đếm phòng không vắng vẻ, bé đản chỉ bóng cha mình trên vách nói rằng cha đản lại dến.Trương Sinh bây giờ mới ngộ tỉnh ra, thấu hiểu nỗi oan của vợ, mâu thuẫn câu chuyện đã được giải quyết. Có thể nói rằng: cái bóng là 1 hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái quát hoá, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hay lưỡng ý của Trương Sinh. Chi tiết này tạo nên sự bất ngờ cho câu chuyện, nó góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.

Câu trả lời:

Qua đèo ngang là một tác phẩm nổi tiếng cuả bà huyện thanh quan. Bài thơ được viết khi bà lên đường đến huyện Phú Xuân đi qua đèo ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lên rõ nét.

Mở đầu bài thơ là hai câu đề
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà”

Câu thơ gợi lên thời điểm mà tác giả tới đèo ngang ,khi đó thời gian đã vào xế tà tức là đã quá trưa trời đang chuyển sang buổi chiều và sắp tối. Đối với một vùng hòng sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây. Và từ đây tâm trạng tác giả bắt đầu hỗn loạn khi chứng kiến cảnh vật từ trên cao nhìn xuống.

“Cỏ cây chen là đá cheo hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Khung cảnh ấy thật gợi lên trong lòng người đọc những nỗi nhớ vấn vương rồi lan tỏa ra từng câu thơ khiến cho người đọc thấm đượm được phần nào nỗi nhớ thương của tác giả đối với quê hương. Trời đã chiều tối cảnh vật đã lụi tàn khiến cho tâm trạng của bà càng trở nên xốn xang vô cùng. Cái thời điểm ấy rất phù hợp với tâm trạng hiện giờ của bà. Đúng như trong những câu thơ cổ đã nói đến tâm trạng con người nhuốm màu sang cảnh vật.

BẠN ĐANG XEM: Trang chủ → Văn mẫu lớp 7 → Cảm nghĩ của em về bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan

Cảm nghĩ của em về bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan

Văn Mẫu 03/11/2015 0 Comment cam nghi cua em ve bai tho qua deo ngang lop 7, phat bieu cam nghi cua em ve bai tho qua deo ngang cua ba huyen thanh quan van lop 7, phat bieu cam nghi ve bai tho qua deo ngang van 7, Văn phát biểu cảm nghĩ Đề bài: Cảm nghĩ của em về bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.

Qua đèo ngang là một tác phẩm nổi tiếng cuả bà huyện thanh quan. Bài thơ được viết khi bà lên đường đến huyện Phú Xuân đi qua đèo ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lên rõ nét.

Mở đầu bài thơ là hai câu đề
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà”

Câu thơ gợi lên thời điểm mà tác giả tới đèo ngang ,khi đó thời gian đã vào xế tà tức là đã quá trưa trời đang chuyển sang buổi chiều và sắp tối. Đối với một vùng hòng sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây. Và từ đây tâm trạng tác giả bắt đầu hỗn loạn khi chứng kiến cảnh vật từ trên cao nhìn xuống.

“Cỏ cây chen là đá cheo hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Khung cảnh ấy thật gợi lên trong lòng người đọc những nỗi nhớ vấn vương rồi lan tỏa ra từng câu thơ khiến cho người đọc thấm đượm được phần nào nỗi nhớ thương của tác giả đối với quê hương. Trời đã chiều tối cảnh vật đã lụi tàn khiến cho tâm trạng của bà càng trở nên xốn xang vô cùng. Cái thời điểm ấy rất phù hợp với tâm trạng hiện giờ của bà. Đúng như trong những câu thơ cổ đã nói đến tâm trạng con người nhuốm màu sang cảnh vật.

Ở đây tâm trạng cô đơn hiu vắng hiu quạnh của tác giả đã nhuốm màu sang cảnh vật khiến cho cảnh vật giờ đây dường như trở nên tam thương hơn bao giờ hết. Ta phải công nhận là cảnh vật trong thơ được hiện lên khá là sinh động. Có cỏ cây có hoa lá nhưng lại là một cảnh tượng chen chúc nhau để tìm sự sống. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Phải chăng sự chặt chội của hoa lá phải chen chúc nhau để tồn tại cũng chính là tâm trạng của tác giả đang vô cùng hỗn loạn. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Tác giả đã sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Nó làm cho người đọc cảm thấy được sự hoang vắng của đèo ngang lúc chiều tà bóng xế mặc dù nơi đây có cảnh đẹp cỏ cây hoa đá,lá. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa chút nữa như để tìm một hình ảnh nào đó để tâm trạng thi nhân phần nào bớt chút hiu quạnh. Và phía dưới chân đèo xuất hiện một hình ảnh.

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Điểm nhìn đã được nhà thơ thay đổi nhưng sao tác giả vẫn chỉ cảm thấy sự hiu quạnh càng lớn dần thêm. Bởi thế giới con người nơi đây chỉ có vìa chú tiểu đang gánh nước hay củi về chùa. Đó là một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ “lom khom”khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thê lương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ “vài” nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà huyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác,chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiến kêu của loài chim quốc quốc,chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống.

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Nghe tiếng chim rừng mà tác gỉa thấy nhớ nước,nghe tiếng chim gia gia tác giả thấy nhớ nhà. Dường như nỗi lòng ấy đã thấm sâu vào nỗi lòng nhà thơ da diết không thôi. Lữ khách là một nữ nhi nên nhớ nước nhớ nhà nhớ chồng nhớ on là một điều hiển nhiên không hề khó hiểu. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó?Từ thực tại của xã hội khiến cho nhà thơ suy nghĩ về nước non về gia đình.

“Dừng chân ngắm lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Câu kết bài thơ dường như cũng chính là sự u hoài về quá khứ của tác giả. Bốn chữ “dừng chân ngắm lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn xa xôi mênh mang,tác giả nhìn xa nhìn gần nhìn miên man nhìn trên xuống dưới nhưng nơi nào cũng cảm thấy sự hiu quạnh sự cô đơn và nỗi nhớ nhà càng dâng lên da diết. Cảm nhận đất trời cảnh vật để tâm trạng được giải tỏa nhưng cớ sao nhà thơ lại cảm thấy cô đơn thấy chỉ có một mình “một mảnh tình riêng ta với ta”. Tác giả đã lấy cái bao la của đất trời để nhằm nói lên cái nhỏ bé “một mảnh tình riêng” của tác giả cho thấy nỗi cô đơn của người lữ khách trên đường đi qua đèo ngang.

Bài thơ là bức tranh tả cảnh ngụ tình thường thấy trong thơ ca cổ. Qua đó tác phẩm cho chúng ta thấy được tâm trạng cô đơn hiu quạnh buồn tẻ của tác giả khi đi qua đèo ngang. Đó là khúc tâm tình của triệu là bìa thơ mãi mãi còn y nguyên trong tâm trí người đọc .

Câu trả lời:

Sống trên đời này chúng ta có thể thiếu bất cứ thứ gì nhưng không thể sống thiếu một mái ấm gia đình và thiếu một người mẹ. “Mẹ”! Từ thiêng liêng ấy đã làm ấm lòng bao người con. Mẹ là người không bao giờ mệt mỏi luôn kiên trì dạy dỗ, nuôi nấng ta từ thuở lọt lòng đến khi trưởng thành, và khi con bước trên đường đời thì mẹ vẫn âm thầm lặng lẽ dõi theo sát dấu chân con, sẵn sàng giơ vòng tay ấm áp làm chỗ dựa tinh thần vững chắc mỗi khi con vấp ngã. Và mẹ em cũng giống biết bao người mẹ khác trên đời này, giản dị và rất yêu thương con. Nhân ngày 8-3 hôm nay, em xin kể lại một kỉ niệm về người mẹ mà em yêu quý nhất trên cõi đời này, và hi vọng rằng đây sẽ là một món quà nhỏ con gửi đến mẹ và các bà mẹ trên thế gian này trong ngày đặc biệt hôm nay.
Câu chuyện này xảy ra đã 4 năm về trước. Buổi tối hôm ấy, trời mưa tầm tã, ngồi trong nhà, nhìn mẹ vá áo, em lại nhớ về hoàn cảnh gia đình em. Giờ đây nhà em chỉ còn mẹ và 2 người cô. Ba em người đàn ông mà em ngưỡng mộ nhất trên thế gian này, đã xa em từ một năm trước. Một cơn đột quỵ đã cướp đi hình ảnh người cha đáng kính. Người đau buồn nhất lúc đó chính là mẹ em. Sự ra đi đột ngột ấy để lại gánh nặng vô cùng to lớn lên đôi vai gầy yếu của mẹ. Mẹ em làm việc ở một gia đình hàng xóm để vừa có thể chạy về thăm em, vừa có thể đi làm ngay khi cần thiết. Em thương mẹ lắm, vì thế mà em cố gắng học thật tốt, cố đạt những điểm cao để làm vui lòng mẹ. Thế nhưng cũng có lúc em làm mẹ buồn. Chuyên là như vầy, tối thứ năm tuần trước, em đã lén mẹ đi chơi với nhóm bạn trong lớp, ăn kem và chơi trong công viên gần trường. Mặc dù biết ngày mai có bài kiểm tra môn Anh, chúng em đã được cô báo trước là đề khá khó, vậy mà em vẫn đi chơi với các bạn. Tối hôm ấy, em về đến nhà khoảng 9 giờ, thấy mẹ ngồi lặng lẽ trong nhà, thấy em, mẹ mừng quá đỗi, mẹ hỏi:
- Con về rồi hả con?
- Dạ!
- Thế, con đi họp lớp sao mãi giờ mới về? Con có mệt lắm không?
- Dạ, tại ở nhà bạn con có tổ chức ăn mẹ à! Con đi ngủ đây!
Em cố gắng trả lời qua quýt cho xong chuyện, rồi vội lên giường đi ngủ, tin rằng mai bi kiểm tra của mình sẽ qua thôi!
Sáng hôm sau, đúng như lời cảnh báo từ trước, đề của phòng năm nay khó hơn. Ỷ lại với sức học khá của mình trước đây, em làm vội vàng tất cả mà không cần xem lại kết quả.
Và khi bài được phát ra, con điểm 3 nằm chễm chệ trên tờ giấy kiểm tra và trong cuốn sổ liên lạc. Tối ấy, em phải đưa mẹ xem và ký vào sổ liên lạc. Ôi! Quả là một điều không dễ. Cuối cùng, em lấy hết can đảm cầm quyển sổ tới chỗ mẹ đang ngồi cặm cụi vá áo và ấp úng:
- Mẹ…mẹ… ký… sổ liên lạc cho con!
- Sao con, lần này chắc cũng điểm tốt giống lần trước chứ?
- Dạ, cũng được……Em lắp bắp.
Mẹ đeo kính vào, nhìn từng hàng điểm một. Tim em như muốn rớt ra ngoài. Bỗng mẹ cau mày nhìn em hỏi:
- Sao có con điểm 3 môn Anh thế này hả con?
- Dạ …dạ…
- Con học hành thế nào mà lại như thế này? Con có khó khăn gì à? Nói mẹ nghe xem nào!
Em quyết định khai thật mọi chuyện.
- Dạ … vì tối hôm trước khi kiểm tra, con đã nói dối mẹ để đi chơi với nhóm bạn ạ!
Mặt mẹ hiện rõ sự thất vọng, biết mẹ đang xúc động dữ dội nhưng mẹ vẫn kiềm chế, rồi mẹ em nghiêm mặt nói:
- Hôm nay, lẽ ra mẹ sẽ đánh đòn con thật đau để con chừa cái tật nói dối người lớn. Nhưng mẹ để con tự hứa sửa lại lỗi lầm này, đừng để vai mẹ nặng thêm một nỗi đau nữa!
Nói rồi, từng giọt nước mắt mẹ tuôn rơi trên đôi gò má xương xương vì những ngày lao động cực khổ. Phải chi mẹ đánh đòn em thật đau thì có lẽ em cảm thấy bớt ân hận hơn. Chứ mẹ chỉ khóc lặng lẽ làm lòng em xót xa và càng cảm thấy lỗi mình nặng thêm. Em bỗng thấy mình thật đáng trách. Mẹ đã tần tảo sớm hôm lo cho em từng miếng ăn giấc ngủ, từng cái ăn cái mặc để em không thua kém với bạn bè. Mỗi khi em bị ốm, mẹ ngồi bên giường, thức trắng cả đêm không dám chợp mắt để chăm sóc em, chườm khăn ướt lên trán em khi em sốt, và mỗi khi em lên cơn co giật thì lòng mẹ lai đau xót và lo âu. Mẹ luôn dạy em cách sống, cách học làm người. Mẹ đã dạy em rất nhiều, vậy mà giờ đây em lại phụ lòng mẹ thế này. Còn mẹ, dường như mẹ đang tự trách bản thân mình, trách mình dạy con chưa đủ nghiêm. Mẹ một mình phải gánh 2 trách nhiệm vừa làm 1 người cha nghiêm khắc vừa làm một người mẹ dịu hiền. Nhưng mẹ ơi, có ngọn núi nào cao bằng núi Thái Sơn, có đại dương nào bao la bằng đại dương tình mẹ, mẹ đã làm quá đủ, tất cả là ở con, ở con! Em đến chỗ mẹ, xin lỗi mẹ. Mẹ ôm em vào lòng và hai mẹ con cùng khóc, những giọt nước mắt yêu thương, những giọt nước mắt ăn năn hối lỗi…Em tự hứa với lòng từ nay không bao giờ em làm mẹ buồn lòng nữa.

Câu trả lời:

I. Mở bài - Giới thiệu tổng quát về cây lúa.

- Cây lúa gắn bó với đời sống Việt Nam từ xưa đến nay. Lúa là thức ăn nuôi dưỡng con người.

- Cây lúa phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.

- Việt Nam có tên gọi là văn minh lúa nước.

II. Thân bài

1. Khái quát

- Cây lúa là cây trồng quan trọng của người dân Việt Nam.

- Là nhóm cây lương thực chính của người Việt Nam và các nước khác trên thế giới.

2. Chi tiết.

a. Đặc điểm, hình dạng và kích thước của cây lúa.

- Cây lúa sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước. Không có nước, lúa không thể sống nổi.

- Thuộc loại cây một lá mầm và rễ chùm.

- Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng.

- Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm. - Lúa được chia thành ba bộ phận:

+ Rễ: nằm dưới đất có tác dụng hút dinh dưỡng nuôi cơ thể.

+ Thân: là cầu nối dinh dưỡng từ rễ lên ngọn.

+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.

b. Cách trồng lúa:

- Gieo giống: hay còn được gọi là đi gieo, để cho cây lúa sinh trưởng tốt người xưa có quan niệm phải trải qua 4 giai đoạn: nhất nước - > nhị phân - > tam cần - > tứ giống

+ Nhất nước: lúa sinh trưởng là nhờ vào nước, cho nên khi trồng lúa người nông dân phải chú trọng đến nước nhằm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng tốt nhất.

+ Nhị phân: thứ hai là phân bón, ngày nay có rất nhiều phân bón hỗ trợ cho lúa, điều đó giúp cây lúa phát triển mạnh và tránh được các mầm bệnh trong cây. Nhưng phân cũng cần phải bón đúng loại, đúng lúc và đầy đủ.

+ Tam cần: đó là cần cù trong việc lao động, đưa các phương pháp tiến bộ kỹ thuật vào trồng lúa.

+ Tứ giống: một cây lúa khỏe mạnh, năng suất cao phụ thuộc nhiều vào giống, hiện nay có khá nhiều loại giống có sức đề kháng lại rầy, sâu nên được khá nhiều bà con lựa chọn.

- Cấy lúa: ngày xưa việc gieo mạ bằng tay nên lúa mọc không đều, khi cây lúa cao khoảng 20 cm. Người nông dân tiếp tục ra đồng để cấy lại lúa cho thật thẳng, đều để giúp cây phát triển tốt hơn. Nhưng ngày nay, việc gieo lúa bằng máy nên người nông dân đỡ vất vả. Cây lúa ngay từ khi gieo đã thẳng hàng nên người nông dân không cần đi cấy lúa như ngày xưa.

- Chăm sóc lúa: Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện ra các ổ sâu, chuột hại lúa. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, người nông dân phải làm cỏ, bón phân và diệt sâu bỏ nhằm giúp cây lúa phát triển tốt hơn.

- Gặt lúa: khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng, người nông dân từng tốp ra đồng để thu thành quả sau một thời gian lao động. Ngày trước người nông dân thu hoạt lúa bằng tay, điều đó khiến cho bà con tốn kém và vất vả. Vì sau khi gặt, người nông dân đem về và phải tuốt lúa, phơi. Nhưng ngày nay việc thu hoạch lúa bằng máy, lúa được tuốt ngay ngoài đồng nên bà con đỡ vất vả hơn ngày trước.

- Sau khi gặt lúa: để tiếp tục cho các vụ tiếp theo, người nông dân lại ra đồng cày, bừa cho đất thật phẳng để tiếp tục gieo.

c. Vai trò của cây lúa.

- Sau khi xay lúa, người ta dùng gạo để ăn: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạo như: gạo thơm, gạo B40, gạo 504, gạo Xuân Mai, gạo tẻ, gạo nếp.

- Lúa được dùng để chế tạo các loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở…

- Lúa là thực phẩm chính của người dân không chỉ tại Việt Nam mà còn các nước khác trên thế giới.

+ Lúa non được dùng để làm cốm.

+ Sau khi xay hạt lúa, lúa được tách ra thành 2 loại đó là: gạo và trấu. Gạo dùng để ăn. Trấu dùng để làm phân bón cho cây cối, làm nguyên liệu đốt hoặc thẩm chí làm ổ cho già, vịt nằm trong mùa lạnh.

+ Thân lúa sau khi lấy hạt được gọi là rơm: rơm được phơi khô và chất thành đống để dữ trự. Rơm được dùng để làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đốt và dùng để gia súc nằm khi trời lạnh.

+ Tóc: cái này hơi khó hiểu cho những bạn chưa biết nhiều về lúa. Ngày xưa, người nông dân gặt lúa tận góc, sau đó lấy hạt. Thứ còn lại là thân cây lúa, người nông dân cận thận phơi thân cây đó thật khô và đan lại với nhau thành những tấm lớn dùng để lợp nhà.

d. Thành tựu

- Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.

- Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.

III. Kết bài.

- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam.

- Lúa không chỉ đem lại cuộc sống no đủ, mà nó còn mang đến cho người dân Việt Nam một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần mà không có một thứ gì có thể thay thế được.

P/s: tham khảo dàn bài nè