Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 3
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

a. Nhóm 1: Nói về phẩm chất giá trị con người:

a. Một mặt người bằng mười mặt của

Nội dung: đề cao giá trị của con người, tính mạng của một con người bằng rất nhiều thứ của cải vật chất có giá trị to lớn và còn có nhiều to lớn hơn thế nữa.Nghệ thuật: So sánh, hoán dụ, ẩn dụ.

b. Cái răng, cái tóc là góc con người

Nội dung: Câu tục ngữ không những chỉ nêu lên nét đẹp con người mà còn nhắc nhở chúng ta biết giữ gìn chăm sóc cái răng cái tóc của mình.Nghệ thuật: so sánh.

c. Đói cho sạch, rách cho thơm

Nội dụng: dù có đói nghèo, khổ cực, dù vật chất có thiều thốn nhưng vẫn giữ được cái đạo làm người, vẫn giữ được sự trong sạch, liêm khiết của đạo đức, phẩm chất của một con người.Nghệ thuật: Sử dụng tính từ

Nhóm 2: Tục ngữ về học tập, rèn luyện.

d. Học ăn, học nói, học gói, học mở

Nội dung: khuyên nhủ con người hãy cư xử, nói năng cho thấu tình đạt lý.Nghệ thuật: so sánh.

e. Không thầy đố mày làm nên

Nội dung:  là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò.Nghệ thuật: không có

g. Học thầy không tày học bạn

Nội dung: nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hỏi từ bạn bè và những người xung quanh.Nghệ thuật: so sánh không ngang bằng

Nhóm 3: Tục ngữ về quan hệ xã hội

h. Thương người như thể thương thân

Nội dung: nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình.Nghệ thuật: so sánh

i. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Nội dung: dạy con cháu về đạo lí làm người, sống có tình nghĩa đó là khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa. Nghệ thuật: ẩn dụ

k. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Nội dung:  khẳng định ý nghĩa to lớn về sức mạnh của tập thể, nếu một cá nhân lẻ loi, xa rời tập thể thì sẽ chẳng làm được điều gì hay đạt đạt được mục đích của mình.Nghệ thuật: ẩn dụ

Câu trả lời:

(1) Những kinh nghiệm được phản ánh qua từng câu tục ngữ:

a. Kinh nghiệm nhìn trăng dự đoán thời tiết nắng mưa.

b. Kinh nghiệm dự báo thời tiết thông qua nhìn cầu vồng mắc từ đông sang tây thì dễ có khả năng mưa to, bão bùng.

c. Kinh nghiệm trong trồng trọt được ông cha ta đúc kết lại qua câu tục ngữ, thường thì đến tháng ba âm lịch hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích cho hoa màu nhưng đến tháng tư lúc ấy cây trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng.

=> Các câu trên đến nay vẫn còn giá trị bởi ý nghĩa thực tiễn của nó trong cuộc sống giúp con người ta dễ dàng xác định, dự đoán được thời thiết, thời vụ thích hợp, nuôi trồng đánh bắt được tốt nhất.

(2) Các câu truyền đạt những kinh nghiệm trong lao động:

d. Kinh nghiệm thời vụ mùa màng trồng trọt. Tháng hai phù hợp để bắt đầu vụ mùa trồng cà còn tháng ba phù hợp cho người nông dân trồng đỗ.

e. Kinh nghiệm trong việc nuôi tằm và nuôi lợn, sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi lợn. Nuôi lợn ăn cơm nằm chỉ việc nuôi lợn thì nhàn nhã, người nuôi không tất bật, hối hả, nên có thời gian ăn cơm một cách thoải mái, ví với việc ăn cơm nằm. Nuôi tằm ăn cơm đứng chỉ sự tất bật, vất vả của những người làm nghề nuôi tằm, suốt ngày phải chầu chực bên nong tằm, đến mức thời gian thoải mái ăn bữa cơm cũng không có, mà phải "ăn cơm đứng" mà túc trực, nếu để tằm đứt bữa hoặc thiếu ăn thì chất lượng kém, rất thấp hoặc có thể chúng sẽ chết hàng loạt

g. Kinh nghiệm về thời điểm thích hợp để đánh bắt tôm cá. Tôm thường đi kiếm ăn lúc xế chiều còn cá thường đi theo đàn kiếm ăn rạng sáng, chúng ta có thể lựa chọn thời điểm thích hợp đi đi bắt tôm, cá.

(3) Đặc điểm về hình thức nghệ thuật gì của tục ngữ:

Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ gồm số lượng từ không nhiều.Thường có vần, nhất là vần lưng: Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần lưngCác vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.

=> Tác dụng: Khiến câu tục ngữ ngắn gọn, dễ nhớ, gần gũi đưa những kinh nghiệm mà ông cha tích lũy được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, là bài học kinh nghiệm quý báu trong lao động và sản xuất giúp thế hệ sau vận dụng vào thực tiễn.