Hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Liên Trần

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời cây hỏi nêu ở dưới

a) Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

b) Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.

c) Mưa tháng ba hoa đất.

Mưa tháng tư hư đất.

d) Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đậu.

e) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nôi tằm ăn cơm đứng.

g) Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.

(1) Các câu a),b),c) phản ánh kinh nghiệm gì của nhân dân khi quan sát thiên nhiên? Kinh nghiệm ấy, cho đến nay, còn có giá trị không? Vì sao?

(2) Các câu d),e),g) truyền đạt kinh nghiệm gì của nhân dân trong lao động sản xuất?

(3) Những đặc điểm về hình thức nghệ thuật của tục ngữ thể hiện như thế nào trong các câu trên ? Tác dụng ( hiệu quả) biểu hiện của chúng là gì ?

GIÚP MIK NHA!!!

Duong Thi Nhuong
9 tháng 1 2017 lúc 11:07

(1) Các câu a) ,b) ,c) phản ánh kinh nghiệm gì của nhân dân khi quan sát thiên nhiên? Kinh nghiệm ấy, cho đến nay, còn có giá trị không? Vì sao?

=> Các câu a) ,b) ,c) cho biết về kinh nghiệm thời tiết dựa vào hiện tượng trời , mây .

Giá trị hiện nay : vẫn có người nhìn vào hiện tượng này để chuẩn bị mùa màng .

(2) Các câu d) ,e) ,g) truyền đạt kinh nghiệm gì của nhân dân trong lao động sản xuất?

=> Các câu d), e), g) cho biết thời vụ - mùa trồng cây phù hợp .

Giá trị : Cho biết và nhắc nhở người dân gieo trồng đúng thời vụ .

(3) Những đặc điểm về hình thức nghệ thuật của tục ngữ thể hiện như thế nào trong các câu trên ?

Đặc điểm hình thức của tục ngữ:

- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn như câu: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục.

- Thường có vần, nhất là vần lưng. Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. Ví dụ: nhất thì, nhì thục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Ví dụ như 2 vế của câu 1 Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Trần Như Hiền
14 tháng 1 2017 lúc 7:39

Mình bổ sung thêm cái tác dụng thôi nha bạn!

Tác dụng: + Có giá trị cao

+ Có giá trị ứng dụng tong thực tiễn

+ Giúp cho câu tục ngữ hay hơn, ngắn gọn, hàm súc đủ ý.

Chúc bạn học tốthaha

nguyen tien dung
8 tháng 1 2017 lúc 18:05

chiu

Liên Trần
8 tháng 1 2017 lúc 19:25

có ai ko giup vs!!!Dao nay thay ai cũng bơ@@

phạm nhất duy
12 tháng 1 2017 lúc 18:06

bn thiếu tác dụng

Phạm Quỳnh Hoa
12 tháng 1 2017 lúc 20:17

Phạm Hữu Trọng
12 tháng 1 2017 lúc 21:31

đúng ko bnhiha

hoai
15 tháng 1 2017 lúc 20:52

bn còn thiếu vì sao

hoai
15 tháng 1 2017 lúc 20:55

sao bn bít hay vậy ???

hoai
15 tháng 1 2017 lúc 20:57

câu [2] là kinh nghiệm chứ ko phải giá trị nha . bn trả lời lạc chủ đề rùi

hoai
15 tháng 1 2017 lúc 21:02

câu [3] sai thì phải . nó hỏi đặc điểm trong các câu trên chứ ko phải các cau ở bên ngoài

Kieu Diem
7 tháng 1 2019 lúc 21:04

(1) Các câu a) ,b) ,c) phản ánh kinh nghiệm gì của nhân dân khi quan sát thiên nhiên? Kinh nghiệm ấy, cho đến nay, còn có giá trị không? Vì sao?

=> Các câu a) ,b) ,c) cho biết về kinh nghiệm thời tiết dựa vào hiện tượng trời , mây .

Giá trị hiện nay : vẫn có người nhìn vào hiện tượng này để chuẩn bị mùa màng .

(2) Các câu d) ,e) ,g) truyền đạt kinh nghiệm gì của nhân dân trong lao động sản xuất?

=> Các câu d), e), g) cho biết thời vụ - mùa trồng cây phù hợp .

Giá trị : Cho biết và nhắc nhở người dân gieo trồng đúng thời vụ .

(3) Những đặc điểm về hình thức nghệ thuật của tục ngữ thể hiện như thế nào trong các câu trên ?

Đặc điểm hình thức của tục ngữ:

- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn như câu: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục.

- Thường có vần, nhất là vần lưng. Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. Ví dụ: nhất thì, nhì thục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Ví dụ như 2 vế của câu 1 Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Phương Thanh Nhật Linh
22 tháng 1 2021 lúc 18:54

(1) Những kinh nghiệm được phản ánh qua từng câu tục ngữ:

a. Kinh nghiệm nhìn trăng dự đoán thời tiết nắng mưa.

b. Kinh nghiệm dự báo thời tiết thông qua nhìn cầu vồng mắc từ đông sang tây thì dễ có khả năng mưa to, bão bùng.

c. Kinh nghiệm trong trồng trọt được ông cha ta đúc kết lại qua câu tục ngữ, thường thì đến tháng ba âm lịch hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích cho hoa màu nhưng đến tháng tư lúc ấy cây trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng.

=> Các câu trên đến nay vẫn còn giá trị bởi ý nghĩa thực tiễn của nó trong cuộc sống giúp con người ta dễ dàng xác định, dự đoán được thời thiết, thời vụ thích hợp, nuôi trồng đánh bắt được tốt nhất.

(2) Các câu truyền đạt những kinh nghiệm trong lao động:

d. Kinh nghiệm thời vụ mùa màng trồng trọt. Tháng hai phù hợp để bắt đầu vụ mùa trồng cà còn tháng ba phù hợp cho người nông dân trồng đỗ.

e. Kinh nghiệm trong việc nuôi tằm và nuôi lợn, sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi lợn. Nuôi lợn ăn cơm nằm chỉ việc nuôi lợn thì nhàn nhã, người nuôi không tất bật, hối hả, nên có thời gian ăn cơm một cách thoải mái, ví với việc ăn cơm nằm. Nuôi tằm ăn cơm đứng chỉ sự tất bật, vất vả của những người làm nghề nuôi tằm, suốt ngày phải chầu chực bên nong tằm, đến mức thời gian thoải mái ăn bữa cơm cũng không có, mà phải "ăn cơm đứng" mà túc trực, nếu để tằm đứt bữa hoặc thiếu ăn thì chất lượng kém, rất thấp hoặc có thể chúng sẽ chết hàng loạt

g. Kinh nghiệm về thời điểm thích hợp để đánh bắt tôm cá. Tôm thường đi kiếm ăn lúc xế chiều còn cá thường đi theo đàn kiếm ăn rạng sáng, chúng ta có thể lựa chọn thời điểm thích hợp đi đi bắt tôm, cá.

(3) Đặc điểm về hình thức nghệ thuật gì của tục ngữ:

Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ gồm số lượng từ không nhiều.Thường có vần, nhất là vần lưng: Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần lưngCác vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.

=> Tác dụng: Khiến câu tục ngữ ngắn gọn, dễ nhớ, gần gũi đưa những kinh nghiệm mà ông cha tích lũy được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, là bài học kinh nghiệm quý báu trong lao động và sản xuất giúp thế hệ sau vận dụng vào thực tiễn.


Các câu hỏi tương tự
Kirigaya Kazuto
Xem chi tiết
SHIZUKA
Xem chi tiết
Thánh Trở Lại
Xem chi tiết
tiramisu
Xem chi tiết
bê trần
Xem chi tiết
Huynh Y T
Xem chi tiết
Vương Cẩm Thiên
Xem chi tiết
duyên
Xem chi tiết
Bdjwki2irkrkke1o9e94
Xem chi tiết