Biết rằng canxi oxit (CaO – vôi sống) hóa hợp với nước tạo ra canxi hiđroxit (Ca(OH)2 – vôi tôi), chất này tan được trong nước, cứ 112 gam CaO hóa hợp vừa đủ với 36 gam H2O. Bỏ 5,6 gam CaO vào trong một cốc lớn chứa 400 ml nước tạo ra dung dịch Ca(OH)2, còn gọi là nước vôi trong.
(a) Tính khối lượng của canxi hiđroxit.
(b) Tính khối lượng của dung dịch Ca(OH)2, giả sử nước trong cốc là nước tinh khiết (D = 1g/ml).
Phản ứng cháy là một trong những phản ứng quan trọng trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, phản ứng cháy đôi khi cũng gây ra những tai họa khủng khiếp. Để dập tắt đám cháy, người ta dùng biện pháp:
(a) Phun nước vào đám cháy.
(b) Trùm kín vật đang cháy bằng chăn ướt.
(c) Phủ cát lên đám cháy.
(d) Phun khí cacbon đioxit (CO2) trùm lên đám cháy.
Hãy giải thích cụ thể từng cách làm trên để dập tắt đám cháy.
Để sản xuất axit sunfuric (H2SO4) là một hóa chất quan trọng trong nhiều ngành sản xuất người ta dùng nguyên liệu là quặng pirit sắt (FeS2). Ban đầu người ta đem nghiền nhỏ quặng pirit sắt rồi nung ở nhiệt độ cao thu được sắt (III) oxit (Fe2O3) và khí sunfurơ (SO2). Sau đó oxi hóa khí sunfurơ bằng oxi với xúc tác thích hợp ở 450 oC thu được lưu huỳnh trioxit (SO3). Cuối cùng cho lưu huỳnh trioxit vào nước người ta thu được axit sunfuric.
(a) Hãy cho biết trong quá trình trên giai đoạn nào xảy ra hiện tượng vật lí? Giai đoạn nào xảy ra hiện tượng hóa học? Giải thích.
(b) Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học.
Để sản xuất axit sunfuric (H2SO4) là một hóa chất quan trọng trong nhiều ngành sản xuất người ta dùng nguyên liệu là quặng pirit sắt (FeS2). Ban đầu người ta đem nghiền nhỏ quặng pirit sắt rồi nung ở nhiệt độ cao thu được sắt (III) oxit (Fe2O3) và khí sunfurơ (SO2). Sau đó oxi hóa khí sunfurơ bằng oxi với xúc tác thích hợp ở 450 oC thu được lưu huỳnh trioxit (SO3). Cuối cùng cho lưu huỳnh trioxit vào nước người ta thu được axit sunfuric.
(a) Hãy cho biết trong quá trình trên giai đoạn nào xảy ra hiện tượng vật lí? Giai đoạn nào xảy ra hiện tượng hóa học? Giải thích.
(b) Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học.