BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn Trãi)
(HS làm ra giấy kiểm tra)
Câu 1:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
1.Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2.Tác phẩm trên thuộc thể loại nào của văn học trung đại? Trình bày những hiểu biết
của em về thể loại đó.
3.Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề của tác phẩm trên.
Câu 2:
Tư tưởng nhân nghĩa được tác giả Nguyễn Trãi thể hiện qua những câu thơ nào trong
tác phẩm Bình Ngô đại cáo? Em hãy phân tích tư tưởng nhân nghĩa đó?
Câu 3:
Trình bày cảm nhận của em về những câu thơ sau bằng một đoạn văn (12-15 câu):
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hóa đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Câu 4:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lung mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nỗi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần dân chịu được?
Đọc đoạn thơ trên và trả lời câu hỏi:
1.Âm mưu cướp nước ta đã được Nguyễn Trãi vạch trần như thế nào?
2.Nguyễn Trãi đứng trên lập trường nào để tố cáo chủ trương cai trị thâm độc và tội ác
của giặc Minh? Hãy phân tích những lập trường đó.
Câu 5:
Tác giả Nguyễn Trãi đã sử dụng những nghệ nào trong phần viết cáo trạng của giặc
Minh? Em hãy kể tên, nêu dẫn chứng trong tác phẩm và tác dụng của những nghệ thuật
đó?
Câu 6:
Nêu cảm nhận của em về hình ảnh lãnh tự Lê Lợi trong tác phẩm Đại cáo Bình Ngô
bằng một đoạn văn (15-17 câu).
Câu 7:
Em hãy nêu nghệ thuật miêu tả của tác giả Nguyễn Trãi trong phần tái hiện lại quá trình
chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa.
Câu 8:
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau bằng một đoạn văn (15 – 17 câu):
Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới.
Kiền khôn bĩ rồi lại thái,
Nhật nguyệt hối rồi lại minh.
Muôn thuở nền thái bình vững chắc,
Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu.
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ mới được như vậy.
Than ôi!
Một cỗ y nhung chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm;
Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn.
Xa gần bá cáo
Ai nấy đều hay.
Câu 9:
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (12 – 15 câu) phân tích nghệ thuật chính luận trong Đại
cáo bình Ngô.
CÂU HỎI ÔN TẬP: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG (Trương Hán Siêu)
(Học sinh làm vào giấy kiểm tra)
Câu 1:
Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,
Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết.
1.Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào của tác giả Trương Hán Siêu?
2.Nêu hoàn cảnh xuất xứ, vị trí, tác phẩm đó.
3.Thể loại của tác phẩm đó là gì? Trình bày hiểu biết của em về thể loại đó.
Câu 2:
Giới thiệu về địa danh sông Bạch Đằng được nhắc đến trong tác phẩm nêu tên ở câu
trên
Câu 3:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi với,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,
Nơi có người đi đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân mộng chứa vài tram trong dạ cũng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
Bèn giữa dòng chừ buông chèo,
Học Tử Trường chừ thú tiêu dao.
Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.
Bát ngát song kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời: một sắc, phong cảnh:ba thu,
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô,
Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!
1.Có thể hiểu nhân vật khách trong văn bản là ai? Mục đích dạo chơi của khách là gì?
2.Tư thế của khách trong các cuộc dạo chơi hiện lên như thế nào?
3.Trong bài thơ Phú sông Bạch Đằng, nhân vật khách đã dạo chơi những nơi nào? Vì
sao khách lại dừng chân ở những địa danh đó? Phân tích giọng điệu lời văn khi khách
kể lại các cuộc dạo chơi của mình.
Câu 4:
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (10 – 12 câu) nêu cảm nhận của mình về tâm trạng của
nhân vật khách thể hiện trong văn bản.
Câu 5:
Từ lời kể của các bô lão về cuộc chiến của hai vua Trần trên sông Bạch Đằng (năm
1288), hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 câu) thuyết minh lại hai trận đánh
đó.
1:Cho x;y>0:\(\frac{2}{x}+\frac{3}{y}=6\).Tìm min P=x+y
2:Cho x;y;z>0:x+y+z\(\le\)1.Chứng minh\(\sqrt{x^2+\frac{1}{x^2}}+\sqrt{y^2+\frac{1}{y^2}}+\sqrt{z^2+\frac{1}{z^2}}\ge\sqrt{82}\)
3:cho a;b;c;d>0.Chứng minh\(\frac{a^2}{b^5}+\frac{b^2}{c^5}+\frac{c^2}{d^5}+\frac{d^2}{a^5}\ge\frac{1}{a^3}+\frac{1}{b^3}+\frac{1}{c^3}+\frac{1}{d^3}\)
4:Tìm max,min y=x+\(\sqrt{4-x^2}\)
5:Cho \(a\ge1;b\ge1\).Chứng minh \(a\sqrt{b-1}+b\sqrt{a-1}\le ab\)
6:Chứng minh:\(\left(ab+bc+ca\right)^2\ge3\text{a}bc\left(a+b+c\right)\)
1: Cho 23,1 gam hỗn hợp X ( gồm Cl2 và Br2 ) có tỉ lệ mol 1:1 tác dụng vừa đủ với 8,85
gam hỗn hợp Y gồm Fe và Zn. Tính % khối lượng của Fe trong Y ?
2: Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml
dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường).
a. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
b. Xác định nồng độ mol của những chất có trong dung dịch sau phản ứng (thể tích dd
thay đổi không đáng kể).
3: Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam
magie và 8,1 gam nhôm tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. Xác
định thành phần phần trăm theo khối lượng hỗn hợp A.
4: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai
nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử Z\(_X\) <Z\(_Y\) )
vào dung dịch AgNO 3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa.
- Xác định CT 2 muối NaX và NaY ?
- Tính phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu
1)Cho 32 gam dung dịch Br\(_2\) a% vào 200 ml dung dịch SO\(_2\) b mol/lít được dung dịch X.
Chia X làm 2 phần bằng nhau
* Cho dung dịch BaCl\(_2\) dư vào phần 1 thu được 4,66 gam kết tủa.
* Cho dung dịch Ba(OH)\(_2\) dư vào phần 2 thu được 11,17 gam kết tủa.
a. Viết các phương trình phản ứng.
b. Tính a,b (coi các phản ứng đều hoàn toàn).
2)Hỗn hợp X gồm Al, BaCO\(_3\) , MgCO\(_3\) . Lấy 10,65 gam X hòa tan hết vào dung dịch
HCl dư thấy có 2,464 lít khí ở (đktc) thoát ra. Mặt khác lấy 0,2 mol X nung đến khối lượng
không đổi thu được 3,584 lít khí ở (đktc) và hỗn hợp chất rắn
a. Viết các phương trình hóa học xẩy ra.
b. Tính % khối lượng các chất trong X.
3)Cho 1 lít (đktc) H\(_2\) tác dụng với 0,672 lít Cl\(_2\) (đktc) rồi hòa tan sản phẩm vào nước để
được 20 gam dụng dịch A. Lấy 5 gam A tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thu được 0,17 gam
kết tủa. Tính hiệu suất phản ứng giữa H\(_2\) và Cl\(_2\) (giả sử Cl\(_2\) và H\(_2\) không tan trong nước).