Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Sự thiếu trung thực sẽ ảnh hưởng đến bản thân ta rất nhiều: sự thiếu trung thực trong kinh doanh, những mối quan hệ của doanh nhân cũng trở nên hời hợt, dẫn đến thiếu vắng những tình cảm chân thành, những điều giá trị hơn trong cuộc sống; sự thiếu trung thực trong học tập làm người học sinh trở nên coi thường kiến thức, coi thường giá trị của sự khổ công trong học tập, rèn giũa của mình, mà chỉ còn chú ý đến những điểm số, đến những mánh khóe để đạt được điểm cao; sự thiếu sự trung thực trong đời sống gia đình sẽ dẫn đến sự mất niềm tin lẫn nhau của mọi thành viên, là một nguy cơ làm gia đình tan rã… Thói quen thiếu trung thực dần dần khiến con người cũng phải tự lừa dối chính mình, huyễn hoặc mình, và không còn nhìn thấy những nguy cơ, thách thức sắp đến nên không có phản ứng kịp lúc và nhấn chìm mình trong sai lầm triền miên. (…) Chính vì vậy, mỗi khi định làm gì đó thiếu trung thực, trái với lương tâm của mình, bạn hãy nhớ kỹ: những gì mà việc đó đem lại cho bạn không thể bù đắp được “cái giá” mà bạn và những người xung quanh phải trả.
(Trích Thắp ngọn đuốc xanh - Nhóm tác giả Nguyễn Thành Thân, Nguyễn Hoàng Sơn, Lương Dũng Nhân – NXB Trẻ, 2018, Tr 96,97)
Câu 1(0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2(0,5 điểm). Nội dung của đoạn trích trên là gì?
Câu 3(1,0 điểm). Xác định và nêu hiệu quả của phép tu từ nổi bật được sử dụng trong câu văn sau: Thói quen thiếu trung thực dần dần khiến con người cũng phải tự lừa dối chính mình, huyễn hoặc mình, và không còn nhìn thấy những nguy cơ, thách thức sắp đến nên không có phản ứng kịp lúc và nhấn chìm mình trong sai lầm triền miên.
Câu 4(1,0 điểm). Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua đoạn trích trên là gì? Nêu lí do em chon thông điệp đó.
Cho ∆ABC nhọn có AB < AC. Vẽ đường tròn tâm O đường kính BC cắt các cạnh AB, AC lần lượt tại E và D . Gọi H là giao điểm BD và CE; AH cắt BC tại I.
a) Chứng minh AI vuông góc với BC
b) Vẽ AM, AN tiếp xúc (O) tại M và N. Chứng minh IA là tia phân giác góc \(\widehat{MIN}\)
c) Chứng minh ba điểm M, H , N thẳng hàng.
Tại một ao nuôi cá thử nghiệm, các kỹ sư nông nghiệp đã thiết lập công thức cho cá ăn như sau : \(2,5\sqrt{x}\) ; Với y ( đơn vị tháng ) là tuổi của đàn cá và x ( kg) là lượng thức ăn hàng ngày.
a) Biết 4 kg thức ăn đã cho xuống ao, hãy tính tuổi của đàn cá lúc đó .
b) Khi tuổi cá được 1 năm 2 tháng, mỗi ngày phải cần lượng thức ăn bao nhiêu cho đàn cá ? ( làm tròn 1 chữ số thập phân )
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Lòng biết ơn là một trí tuệ tuyệt vời trong cuộc sống, xuất phát từ tình yêu và hy vọng. Lòng biết ơn là một cảm giác đẹp, một tâm lý lành mạnh, một lương tâm và một động lực. Với lòng biết ơn, cuộc sống sẽ được nuôi dưỡng và ánh sáng tinh khiết sẽ luôn lóe lên.
Luôn biết ơn, luôn bày tỏ lòng biết ơn và tha thứ ngay cả với những người đã làm tổn thương chính mình, cuộc sống sẽ đủ đầy, hạnh phúc. Người biết ơn cuộc đời, cuộc đời sẽ đền đáp.
Biết ơn cha mẹ, biết ơn món quà của thiên nhiên, biết ơn những món ăn ngọt ngào, biết ơn sự ấm áp của quần áo, biết ơn hoa lá, cỏ cây và côn trùng, biết ơn về nghịch cảnh đau khổ, biết ơn cả đối thủ.
...
Chỉ những người biết ơn mới có thể gặt hái được nhiều hạnh phúc hơn trong cuộc sống và họ cũng có thể từ bỏ sự đổ lỗi vô nghĩa. Những người biết ơn sẽ tràn đầy sức sống, cởi mở và khôn ngoan, họ luôn nhận được may mắn và cuộc sống ít gặp rắc rối.
(Trích báo điện tử “Nhịp cầu đầu tư”, số ra ngày 04/6/2020)
Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 3 (1,0 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật trong những câu văn sau: “Biết ơn cha mẹ, biết ơn món quà của thiên nhiên, biết ơn những món ăn ngọt ngào, biết ơn sự ấm áp của quần áo, biết ơn hoa lá, cỏ cây và côn trùng, biết ơn về nghịch cảnh đau khổ, biết ơn cả đối thủ.”
Câu 4 (1,0 điểm): Qua văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Cho đường tròn (O) và điểm A nằm bên ngoài (O). Kẻ 2 tiếp tuyến AM,AN với đường tròn (O) (M,N là các tiếp điểm). Một đường thằng d đi qua A cắt đường tròn (O) tại 2 điểm B và C(AB<AC, d không đi qua tâm O)
a) C/m tứ giác AMON nội tiếp
b) Gọi I là trung điểm của BC. Đường thẳng NI cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai T. C/m: MT//AC
c) Hai tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B và C cắt nhau ở K. CM: K thuộc một đường thẳng cố định khi d thay đổi và thoản mãn điều kiện đề bài